Tác dụng của sữa ngô
Một trong những lợi ích của bắp đó là chứa hàm lượng cao các dưỡng chất, một trong số những dưỡng chất quan trọng:
- Vitamin B1: Chất cần thiết cho sự chuyển hóa của Carbon-hidrat.
- Vitamin B5: Hỗ trợ cho các chức năng cơ thể.
- Axit folic: Giúp sản sinh ra tế bào mới, đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình mang thai.
- Vitamin C: Tăng sức đề kháng giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Bắp tươi giàu chất xơ:
Một cốc sữa bắp tươi cung cấp 18.4% lượng chất xơ cần thiết hằng ngày cho cơ thể, lượng chất xơ cao chính là lợi ích lớn nhất của bắp, chất xơ giúp giảm hàm lượng cholesterol và giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư, ngoài ra chất xơ còn giúp giảm lượng đường trong máu đối với người bị bệnh tiểu đường.
Bắp tươi là nguồn cung cấp đáng ngạc nhiên các loại vitamin bao gồm axit folic, niaxin và vitamin C, axit forlic trong bắp được biết đến như là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh, nó cũng cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim, dựa vào các nghiên cứu có thể thấy rằng, axit folic có thể ngăn chặn sự hình thành của các Homocysteine – một loại amino axit, trong cơ thể nếu gia tăng chất này sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và axit forlic giúp ngăn chặn việc này xảy ra.
Bắp chứa hàm lượng chất xơ cao và chứa vitamin B rất quan trọng, nó được sử dụng trong việc ngăn ngừa các cơn đau tim, ung thư và giúp cải thiện trí nhớ. Bắp còn chứa Zeaxanthin và lutein – Các sắc tố chất dinh dưỡng tự nhiên giúp tăng cường sự khỏe mạnh của tim và mắt.
Tác dụng của sữa ngô đối với sức khỏe
Được làm từ ngô nguyên chất nên toàn bộ chất dinh dưỡng có được từ ngô đều có trong sữa ngô. Tất nhiên nếu bạn đọc đâu đó hoặc thậm chí bạn hỏi bác sỹ bạn sẽ thấy người ta khuyên ăn ngô nguyên hạt sẽ tốt hơn là việc chế biến thành sữa.
Tốt với hệ tiêu hóa
Thành phần chính của bắp ngô và hạt ngô là tinh bột (tinh bột là thành phần chính có trong các loại hạt ngũ cốc – một trong số đó là gạo – là thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày) do đó rất dễ được hệ tiêu hóa hấp thu bạn sẽ không phải lo vấn đề về tiêu hóa khi dùng quá nhiều sữa hàng ngày
Bên cạnh đó việc hấp thu tốt lượng chất từ tinh bột sẽ làm giảm nguy cơ bị một số vấn đề về tiêu hóa khác như vấn đề táo bón, hay tiêu chảy. Thành phần tinh bột trong sữa ngô cũng giúp bạn ổn định lượng đường trong máu.
Tốt với mắt
Trong ngô cũng có chứa lượng vitamin A nhất định rất có lợi cho mắt của bạn, đặc biệt trong ngô còn có chưa lutein và zeaxanthin 2 cất quan trọng trong việc giúp chống lão hóa điểm vàng. Do đó sữa ngô cũng có những tác dụng trên đối với thị lực của bạn.
Tốt cho não bộ
Tại sao nói sữa ngô có tác dụng tốt với não bộ? Trong hạt bắp chứa nhiều vitamin nhóm B như B1,B5 và B3 giúp bạn cải thiện tình trạng hay quên, hay giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer ở người già. Vitamin B và tinh bột trong sữa ngô cũng giúp bạn duy trì lượng đường trong máu , giúp não bộ của bạn hoạt động tốt hơn trong tình trạng căng thẳng và phải làm nhiều việc.
Tốt cho phụ nữ mang thai và những người thiếu máu
Như bạn biết axit folic rất cần cho phụ nữ mang thai, trong sữa bắp có chứa thành phần này. Axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, rất cần cho người thiếu máu. Vitamin C trong sữa ngô giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng. Như vậy có thể nói tác dụng của sữa ngô đối với bà bầu là không hề nhỏ chút nào phải không?
Sữa ngô tốt với tim mạch của bạn
Chất lutein trong bắp giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và phòng ngừa các cơn đau tim, đột quỵ. Bắp góp phần xây dựng một quả tim khoẻ mạnh không chỉ nhờ hàm lượng chất xơ cao mà còn nhờ các chất như folate (giúp bảo vệ thành mạch), niacin (vitamin B3), magnesium. Theo bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một trái bắp cung cấp khoảng 19% lượng axít folic, folate và 18,9% lượng niacin cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Sữa ngô ngăn ngừa lão hóa nhanh
Ngoài các công dụng kể trên, trong sữa ngô còn có chứa chất béo lecithin- có tác dụng với vỏ bọc hệ thần kinh và Vitamin E có khả năng chống oxy hóa tốt, giúp cải thiện làn da và điều hòa khí huyết ở phụ nữ, rất phù hợp cho việc làm đẹp.
Chống táo bón và các bệnh đường ruột vì bắp là một nguồn chất xơ
Mỗi trái bắp có thể cung cấp 23% lượng chất xơ mỗi ngày, có lợi cho những người hay bị táo bón, bệnh trĩ, phòng ngừa các bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết, giúp ổn định đường huyết, điều hoà cholesterol và chống béo phì.
Giúp sáng mắt
Loại bắp vàng và đỏ chứa nhiều vitamin A (beta carotene) lợi cho mắt, đặc biệt có hai chất giúp chống bệnh thoái hoá hoàng điểm gây mù ở người lớn tuổi là lutein và zeaxanthin. Nó còn giúp bảo vệ mắt chống lại các bệnh cấp tính và mạn tính, gia tăng thị lực. Trong bắp xanh và tím còn chứa hợp chất anthocyanin là chất chống ung thư cao.
Chống stress, suy giảm trí nhớ
Bắp chứa nhiều vitamin B1, B3 và B5 giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng trầm cảm, hay quên cũng như dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Một chén bắp có thể cung cấp 32,7% lượng vitamin B1 mà cơ thể cần mỗi ngày.
Ngoài các chất kể trên, bắp còn chứa nhiều vitamin E và chất béo lecithin có vai trò bảo vệ vỏ bọc thần kinh. Dầu bắp chứa các chất béo chưa no nên rất tốt cho sức khoẻ tim mạch vì không tạo thành cholesterol. Vitamin E chiếm khoảng 15% trong dầu bắp, nhiều hơn cả dầu ôliu và là một chất chống oxy hoá rất tốt, góp phần tăng vẻ tươi nhuận cho da, điều hoà hệ nội tiết ở phụ nữ và chống rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.
Nguyên hạt tốt hơn nấu sữa
Nếu tự chế biến sữa bắp tại nhà, cần chú ý khi đun phải quậy liền tay, không nên để lửa lớn và vừa sôi thì tắt bếp. Chỉ có thể dùng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh hai ngày. Nhiều nơi khi chế biến có gia thêm các chất bảo quản để giữ được lâu hơn.
Bắp luộc hoặc hấp là dễ ăn nhất, công nhân, học sinh thường thích ăn sáng với xôi bắp vừa ngon vừa rẻ, ngoài ra các món bắp rang bơ, bắp xào tôm, chè bắp... đều dễ ăn, hấp dẫn khẩu vị.
Những năm gần đây, xuất hiện thêm món “sữa bắp”. Sữa bắp dễ làm nên nhiều người có thể tự tay chế biến ở nhà, cách nấu cũng gần giống như nấu sữa đậu nành. Sữa bắp dễ uống và thơm ngon, bổ dưỡng, không chứa cholesterol và nguyên liệu dễ tìm lại rẻ. Sữa bắp không có lactose nên không có mùi hôi như sữa bò. Sữa bắp từng được quảng cáo rộng rãi ở Thái Lan trong năm 1998, như một thức uống bổ dưỡng và có khả năng chống lão hoá tế bào.
Sữa bắp tốt cho sức khoẻ, nhưng theo các chuyên gia về dinh dưỡng, có mười điều cần cân nhắc cho những người kiên trì uống sữa bắp ngọt mỗi ngày: Dễ béo phì, dễ sâu răng, tăng đường huyết, tăng lượng cholesterol và triglyceride, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, thiếu máu, suy giảm sức đề kháng, chán ăn, mệt mỏi, tăng sự dung nạp (không thể cắt giảm được).
Theo những chuyên gia ủng hộ sử dụng ngũ cốc trong các bữa ăn, sử dụng bắp ở dạng nguyên hạt là thích hợp nhất, vì nó chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng có lợi. Còn sữa bắp đã bị loại bỏ một phần chất dinh dưỡng, xơ và vitamin, vì vậy chỉ nên thỉnh thoảng vài ngày uống một ly sữa bắp (200ml).
Một số cách làm sữa ngô đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm sữa ngô gồm có:
Ngô ngọt: Khoảng 2 bắp.
Sữa tươi: 200 ml (sử dụng sữa có đường hoặc không đường đều được nhé).
Đường kính trắng (nhiều hay ít tùy theo từng khẩu vị riêng mỗi người).
Máy xay sinh tố.
Chi tiết các bước làm sữa ngô ngon:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần bóc sạch hết vỏ ngô và dâu ngô. Bạn nên nhớ là phải lấy lại phần lá ngô non và gói vào nhé.
Bóc sạch lá ngô và dâu ngô rồi lấy lại phần lá ngô non buộc lại.
Bước 2: Bạn cần chuẩn bị một cái nồi và cho ngô + gói lá ngô non vào trong nồi rồi đặt lên trên bếp để luộc.
Làm sữa ngô – cho ngô và gói lá ngô non vào nồi luộc.
Bước 3: Sau khi luộc xong, ngô đã chín thì bạn lấy đũa gắp ngô cho ra ngoài và để cho nguội hẳn rồi tách lấy hạt ngô nhé. Lúc này bạn có thể uống nước luộc ngô sau khi đã hoàn thành, nước luộc ngô giúp thanh nhiệt và cực tốt cho sức khỏe.
Bước 4: Bạn lấy khoảng 1,5 lít nước ngô luộc cho vào trong máy xay sinh tố cùng với chỗ ngô đã tách hạt xay đều cho thật nhuyễn ra.
Cách làm sữa bắp ngon - cho nước ngô luộc và ngô đã tách hạt vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Bước 5: Bạn thực hiện lọc ngô để lấy lại phần nước và loại bỏ hết phần cặn ở bã có trong nước ngô.
Lọc ngô để loại bỏ phần cặn trong ngô và lấy phần nước ngô – sữa bắp.
Bước 6: Bạn dùng 1 cái nồi, cho sữa tươi và nước lọc ngô vào trong đó rồi đặt nên bếp đun sôi lên. Sau đó, các bạn rót sữa ngô lần lượt vào trong từng cốc một.
Đổ nước lọc ngô và sữa tươi vào nồi đun sôi lên – cách làm sữa bắp.
Lưu ý: Trường hợp nếu bạn sử dụng sữa tươi không đường, bạn có thể sử dụng đường kính trắng để cho thêm vào trong cốc sữa ngô giúp sữa ngô tăng thêm vị ngọt. Trường hợp bạn thào thích uống sữa ngô nóng thì có thể uống luôn, nếu bạn nào thích uống lạnh thì cho thêm một chút đá bào vào rồi uống giải khát cực hiệu quả.