Tác dụng của quả táo mèo
Táo mèo
Tên gọi khác: Sơn tra, Chua chát…
Tên khoa học: Docynia indica.
Họ: Hoa hồng (Rosaceae).
1. Đặc điểm thực vật
Táo mèo là loại cây gỗ bán thường xanh có chiều cao trung bình ở khoảng 2 – 5m. Cành cây khi nhỏ sẽ có màu nâu tím và rậm lông nhưng khi già sẽ không có lông và chuyển sang màu nâu đen.
Thân non có gai, lá mọc tại đây sẽ có phiến và có thùy. Lá mọc ở nhánh già không có thùy, thon và dài khoảng 7 – 10cm, lúc non có đầy lông. Mép lá có răng nhỏ, lá gồm 6 – 10 cặp gân phụ, lá kèm thường rất nhanh rụng. Cuống lá dài tầm 0,5 – 2cm, ngoài có phủ lông tơ.
Hoa mọc thành từng cụm, mỗi cụm thường có 3 – 5 bông với đường kính 2,5cm. Đài hoa có hình chuông còn lá đài thì hình mác tam giác và đều được phủ lông tơ. Cánh hoa màu trắng, thuôn dài, mỗi bông có tới 30 nhị. Mùa hoa vào khoảng từ tháng 2 – tháng 3.
Quả thịt, có hình cầu hoặc hình trứng với đường kính khoảng từ 2 – 3cm. Mùa sai quả vào khoảng từ tháng 8 – tháng 9.
Quả táo mèo là vị thuốc chữa bệnh.
2. Bộ phận dùng
Quả của cây táo mèo chính là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.
3. Phân bố
Dược liệu thường sống ở vùng sườn núi với độ cao trung bình khoảng từ 1500 – 3000. Được tìm thấy rất nhiều ở các nước như Nepal, Ấn Độ, Thái Lan, Bhutan, vùng Tây Nam Trung Quốc và Việt Nam.
Ở nước ta, táo mèo mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La…
4. Thu hái và sơ chế
Dược liệu thường được thu hái vào mùa thu. Sau khi hái về sẽ dùng dao thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần.
5. Bảo quản
Dược liệu nếu đã qua sơ chế khô cần cho vào túi kín rồi để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc hay ánh sáng mặt trời trực tiếp.
6. Thành phần hóa học
Dược liệu có thành phần hóa học tương đối đa dạng, bao gồm:
- acetylcholin
- acid citric
- acid cafiic
- hydrat cacbon
- phospho
- acid oleanic
- phytosterin
- acid crataegic
- vitamin C
- protid
- calci
- sắt
- ursolic
Tác dụng của quả táo mèo
Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.
Dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ...
Quả táo mèo tươi.
Tác dụng làm đẹp của giấm táo mèo
1. Dùng dấm này để giảm béo và giảm mỡ bụng cho phụ nữ sau sinh
Hàng ngày cứ sau bữa ăn uống 3 thìa giấm pha với 2 thìa mật ong và 200ml nước ấm.
2. Dùng giấm để trị mụn
Mỗi tối hãy dùng giấm táo để chấm lên vùng da bị mụn và để qua đêm, nó sẽ làm những vết mụn mau chóng biến mất.
3. Dùng dấm trị da nhờn
Để không còn làn da nhờn hãy pha 1 phần giấm này với 1 phần nước lạnh. Sau đó dùng rửa mặt sẽ giúp se da đồng thời cũng giúp làn da mịn màng, và làm khít lỗ chân lông lại.
4. Để làm kem dưỡng da ban đêm
Để dưỡng da ban đêm, chỉ cần trộn một nửa chén dầu oliu với 4 thìa giấm táo và 1 chén nước, thoa đều lên da.
5. Dấm làm Trắng da toàn thân
Chúng ta đổ 1 cốc nước giấm vào nước tắm hàng ngày, kiên trì trong một thời gian sẽ có 1 làn da trắng trẻo, mịn màng.
6. Dùng giấm táo để loại bỏ mùi cơ thể
Dùng giấm này có thể loại bỏ mùi mồ hôi và hôi chân. ta có thể dùng khăn ấm với một chút nước dấm lau những vùng có mùi khó chịu trong 2 tuần.
7. Bớt chàm ngoài da
Lấy khan mỏng nhúng giấm táo hòa nước lượng bằng nhau đặt lên chỗ da bị chàm. Khi nào khan khô thi ta thấm lại.
Trong những cách làm đẹp với táo mèo như trên, bạn chọn cách nào!
Bài thuốc từ quả táo mèo
1. Chữa trị chứng đầy bụng
Lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.
2. Chữa rối loạn mỡ máu
Lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, bạn cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
3. Trị huyết áp cao, phòng biến chứng
Sao đen 12g táo mèo, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó, bạn tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.
4. Tăng cường khả năng tiêu hóa
Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.
5. Chữa gan nhiễm mỡ
Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống.
6. Chữa cao huyết áp, mỡ máu cao
Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.
7. Trị đau họng
Súc họng 1 lần/giờ bằng cốc nước có pha một thìa giấm táo và mật ong.
8. Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt
Mỗi ngày, vào bữa ăn, bạn uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã).
9. Đau nhức
Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tinh dầu thông bôi lên vùng da nơi đau nhức và xoa mạnh.
10. Đau bàng quang
Mỗi bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa nhỏ giấm táo và mật ong, khi tiểu sẽ tốt hơn.
11. Mất ngủ, suy nhược mãn tính
Bạn chuẩn bị một bình nước pha sẵn ba thìa nhỏ giấm táo và một ít mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi ngủ, bạn uống hai thìa nhỏ. Thông thường chỉ sau nửa giờ là bạn đã chìm vào giấc ngủ.
Nếu sau một giờ, bạn vẫn thức, bạn có thể uống tiếp hai thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, khó ngủ lại uống tiếp hai thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng lâu dài.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng quả táo mèo để ngâm rượu hay làm giấm táo mèo kết hợp với mật ong. Giấm táo mèo - mật ong có thể có tác dụng với bệnh nhân bị suy nhược mạn tính,giúp tăng huyết áp, chữa ho, viêm amidan.
Cách làm giấm táo mèo
1kg táo mèo, rửa sạch, để ráo nước. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, dùng vải màn bịt kín miệng lọ. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần. Giấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là giấm hỏng, phải làm lại.