Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của măng tây

15/06/2020 · Sức khỏe
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Măng tây không chỉ tác dụng cho sức khỏe mà còn có tác dụng cho việc làm đẹp, tốt cho cả phụ nữ có thai. Hãy cùng tìm hiểu về các tác dụng của măng tây nhé!

Măng tây

Măng tây là một loại thực phẩm được đánh giá cao trên toàn thế giới. Hiện nay, măng tây được dùng khá phổ biến ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà nó còn chứa những chất có hoạt tính sinh học và đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đến sức khỏe.

Măng tây, măng tây tím, cây măng tây
Măng tây là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, trên thế giới có 3 loại măng tây trắng, xanh và tím, nhưng phổ biến nhất là loại măng tây xanh, chúng có nguồn gốc từ nhiều nơi của châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Ở Việt Nam, măng tây xanh được trồng nhiều ở Bình Phước, Ninh Thuận .

Thành phần dinh dưỡng

Măng tây được trồng để thu lấy chồi, phần chồi này có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g măng tây xanh (tươi) chứa 2,2% đạm, 3,9% cacbohydrate, 2,1% xơ, 0,6% tro, 0,1% béo và các khoáng chất (canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm… chiếm 35%). Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin C, E, K, thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5), pyridoxine (vitamin B6), folate (vitamin B9), …

Hơn nữa, đọt măng tây lại có vị ngọt đặc trưng, có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như salad măng tây, măng tây xào với thịt bò, gà, tôm, hay các món nướng, hầm, súp…

Măng tây, bó măng tây, ngọn măng tây

Tác dụng của măng tây đối với sức khỏe

Măng trắng có đặc điểm là mềm hơn măng xanh và mùi vị có măng trắng nhẹ hơn. Nhưng măng xanh có nhiều chất xơ hơn măng trắng. Măng tím giống măng trắng nhưng vị ngọt hơn măng trắng và măng xanh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau.

Tốt cho tim mạch

Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu. Hơn nữa, măng tây có chứa nhiều saponin mà saponin lại có khả năng gắn kết với cholesterol ở đường tiêu hóa. Docholesterol bị “vịn” ở đây cho nên chúng không còn có cơ hội “ngao du” trong máu.

Điều hòa đường huyết

Măng tây giàu vitamin B, là một trong những thực phẩm hữu hiệu nhất trong việc điều hòa đường huyết của cơ thể.

Tốt cho đường ruột

Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràng.

Tăng cường hệ miễn dịch

Măng tây là nguồn giàu chất xơ và protein - hai dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Chữa lành vùng da bị tổn thương

Măng tây là một trong những thực phẩm giàu vitamin A nhất. Đây là loại vitamin quan trọng cho làn da khỏe, có tác dụng chữa lành vùng da bị tổn thương và giúp chống lại quá trình lão hóa da.

Tốt cho hệ hô hấp

Rễ của măng tây giúp chữa ho, khản tiếng, đau cổ họng.

Chống viêm

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2.

Măng tây có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang, ngừa sỏi thận, mật...có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác...

Ngăn ngừa loãng xương

Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.

Tốt cho thai nhi

Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.

Ngăn ngừa ung thư

Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây.

Ngoài ra, măng tây có tác dụng thông tiểu, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau khi phụ nữ đang có kinh.

Tình dục

Măng tây được xem là loại thần dược dành cho nam giới. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá.

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, đây là loại thực phẩm có purin cao nên có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng. Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấm có chứa purin hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, không cần phải loại bỏ hoàn toàn măng tây trong bữa ăn của bạn.

Tác dụng làm đẹp của măng tây

Đẹp da

Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.

Giảm cân

Măng tây là một loại thực phẩm thấp calories nên măng tây rất hữu dụng trong “công cuộc”giảm cân.

Ngăn ngừa loãng xương

Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.

Ngăn ngừa lão hóa

Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời.

Cây măng tây, tác dụng của măng tây
Ăn măng tây rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ có thai.

Tác dụng của măng tây đối với phụ nữ có thai

Măng tây (asparagus) là một loại thực vật dạng bụi, thân thảo, thuộc họ loa kèn, nó thường được xem là một loại “rau hoàng đế” tại các nước châu Âu bởi giàu dinh dưỡng. Ngoài các công dụng phổ biến như: phòng chống ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, tốt cho xương khớp, giúp giảm cân, đẹp da… thì măng tây còn khá nhiều các công dụng đặc biệt nó rất tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Bà bầu nên dùng măng tây thường xuyên vì trong măng tay có nhiều chất acid folic rất tốt cho sự phát triển của bé.

Về dinh dưỡng, măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, măng tây còn có các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magnê, canxi, sắt, kẽm…

Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi khi trẻ ra đời.

Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào. Ngoài ra, trong măng tây chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón.

Một nghiên cứu cũng kết luận rằng không chỉ giàu axit folic, măng tây có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ có thể chế biến được rất nhiều món cực ngon từ măng tây cho bé đổi bữa. Cây măng tây còn có khả năng ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh tế, giữ cho đôi mắt trẻ luôn sáng và khỏe mạnh.

Măng tây còn là loại thực phẩm giúp các bà mẹ lợi sữa. Có thể dùng măng tây nấu canh, súp tùy thích. Mẹ có thể sung măng tây vào thực đơn dinh duong cho ba bau hằng ngày để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

Cần lưu ý: Để món ăn chế biến từ măng tây được ngon nên chọn mua măng tây thật tươi (cọng nhỏ, ngắn…). Khi chế biến nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Nên chẻ măng ra để nấu sẽ thấm gia vị nhiều hơn. Măng tây có thể chế biến các món: súp măng tây, măng tây xào giòn, chả măng tây, gỏi măng tây…

Một số tác dụng phụ khi sử dụng măng tây sai cách

1. Khô miệng

Thân cây măng tây là bài thuốc lợi tiểu tự nhiên rất có tác dụng. Tuy nhiên, bản chất của lợi tiểu là đi tiểu thường xuyên nên rất dễ xảy ra tình trạng mất nước. Nước trong cơ thể càng ít thì sự mất nước diễn ra càng nhanh. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên, bạn có thể bị khô miệng.

2. Cơ ruột có thể gặp trở ngại

Thân cây màu xanh tươi này là một nguồn chất xơ rất tiềm năng. 100g thân cây măng tây chứa 2,1% chất xơ, tương đương với 8% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, nạp nhiều chất xơ vào cơ thể quá cũng không nên. Chất xơ giúp loại bỏ độ ẩm nên thường khó đi ngoài, do đó làm ảnh hưởng tới sự vận động của ruột non. Kết quả là bạn sẽ gặp một số vấn đề trong ruột, kèm theo táo bón và đau bụng.

3. Mùi hôi

Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của việc ăn măng tây. Măng tây chứa một chất chống oxy hóa mà thực chất chính là lưu huỳnh mỏ. Điều đáng nói là lưu huỳnh có mùi rất đặc trưng và để lại mùi ở bất kỳ nơi nào nó đi qua. Một hoặc hai ngày là khoảng thời gian cần thiết để có thể đánh bay mùi của lưu huỳnh.

4. Không an toàn cho người bị phù nề

Nếu người bệnh bị phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, vui lòng không động đến các món ăn chế biến từ măng tây. Nghiên cứu cho rằng loại rau này có thể gây hại cho những bệnh nhân bị phù nề. Để tránh các biến chứng, điều quan trọng là phải kiệng kỵ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm.

5. Không an toàn cho những người uống thuốc ngừa cao huyết áp

Măng tây được biết đến là một nhân tố đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh huyết áp , do đó có thể giảm các rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu người bệnh tăng huyết áp và đang trong giai đoạn uống thuốc chống tăng, hãy thận trọng trong việc ăn măng tây vì nó có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.

6. Giảm cân đột ngột

Giảm cân là tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn ăn quá nhiều măng tây. Đặc biệt, những người đang trong quá trình giảm cân rất khó để vượt qua sự cám dỗ này. Khi ăn quá nhiều măng tây, trọng lượng cơ thể bạn sẽ giảm cân nhanh chóng nhờ chức năng lợi tiểu của loại rau này. Tuy nhiên, đây lại là hình thức giảm cân không mong muốn.

7. Ảnh hưởng tới thai nhi và những người đang cho con bú

Măng tây không an toàn khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc trong quá trình mang thai và cho con bú. Trong thực tế, chiết xuất măng tây được sử dụng để kiểm soát sinh đẻ vì nó đóng vai trò ảnh hưởng tới nội tiết tố.

Một số lưu ý khi chọn và bảo quản măng tây

- Có ba loại măng tây bao gồm: măng tây xanh, măng tây trắng, măng tây tím. Các loại măng tây này có giá trị dinh dưỡng tương tự nhau, tuy nhiên, măng tây trắng được cho là loại ngon nhất.

- Nên chọn cây măng có độ dài trong khoảng 15-20 cm hoặc thấp hơn, không nên chọn cây măng dài hơn vì như vậy thì măng già và chất lượng không đảm bảo.

- Chọn cây còn mọng nước, mũm mĩm và chỗ vết cắt không bị nhăn và nhiều xơ, thân măng thẳng và các đầu của búp măng khít chặt vào thân cây.

- Giữ măng tây trong một chiếc khăn ẩm hoặc bọc kín bằng nylon thực phẩm rồi bỏ phần gốc măng tây vào chậu nước để bảo quản măng tây tươi lâu.

- Khi chế biến, lưu ý rửa sạch các lông tơ trong các nhánh lá non của cây măng, có thể tước hết lớp vỏ bên ngoài của thân măng nếu chúng quá cứng và già.

- Cẩn thận khi ăn măng tây nếu bạn thường bị dị ứng với các loại rau như: Hẹ, hành, tỏi…

Thân Thiện (Tổng hợp)