Tác dụng của Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là gì?
“Trùng” là động vật, thảo là “thực vật”, Đông trùng hạ thảo là tên gọi dân gian dựa vào quan sát đặc điểm chu trình sống của loài của loài sinh vật kỳ lạ: mùa đông là con sâu, mùa hè là cây cỏ. Tại sao vừa có thể gọi đông trùng hạ thảo là “cây” vừa có thể gọi là “con”?
Đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng to lớn đối với sức khỏe, là loại dược liệu quý hiếm.
Đây chính là đặc trưng của giống đông trùng hạ thảo quý hiếm. Sự kết hợp cộng sinh giữa nấm Cordyceps Sinensis với ấu trùng bướm đêm Hepialus đã tạo nên Đông trùng hạ thảo. Mùa đông, sâu non sống trong lòng đất bị nhiễm bào tử nấm. Lúc này nó ở hình dạng côn trùng, sau đó sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ dinh dưỡng từ cơ thể ấu trùng, nó giết chết vật chủ và đợi tới mùa hè mọc ra quả thể nấm trên xác vật chủ ở hình dạng cây nấm.
Đông trùng hạ thảo thường sinh trưởng ở những vùng núi cao có thời tiết khắc nghiệt nên rất quý hiếm. Đến nay chưa quốc gia nào có thể nhân trồng ra Đông trùng hạ thảo được đúng hình dáng trong tự nhiên tức là làm ra nguyên hình cây nấm trên đầu con sâu.
Thành phần dinh dưỡng của Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu trùng) của các loài bướm thuộc chi Thitarodes. Từ bao đời nay, Đông Trùng Hạ Thảo được biết đến như một thần dược được phát hiện ở Tây Tạng. Vì sinh trưởng ở vùng núi cao có tuyết trắng, hình dạng giống con tằm, nên người dân nơi đây đặt tên nó là “Con tằm của vùng tuyết trắng”. Căn cứ vào đặc trưng của mùa đông là con tằm, mùa hè thì lại là cây cỏ, chính vì vậy nó được gọi với cái tên là "Đông trùng hạ thảo".
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axit amin, D-mannitol, lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng nhôm, silic, kali, natri,... Đặc biệt đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học có giá trị dược liệu cao mà các nhà khoa học đang dần phát hiện ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin-Analogs).
Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g Đông trùng hạ thảo có 0,12g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...).
Theo sách y học cổ truyền của Trung Quốc, Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý hiếm chỉ dành cho các bậc Đế Vương, là loại thuốc có thể chữa được “Bách hư bách tổn” trong cơ thể.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe
Đối với thận
Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A. Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thưng do thiếu máu. Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận
Đối với huyết áp
Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp, tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể.
Đối với tim
Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim. Giữ ổn định nhịp đập của tim.
Đối với hệ thống miễn dịch
Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu. Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu. Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch. Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao. Kháng viêm và tiêu viêm.
Đối với khí quản
Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản. Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm.
Đối với vấn đề lão hóa
Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể, hạn chế bệnh tật của tuổi già.
Đối với khả năng đề kháng
Nâng cao năng lực chống ung thư, chống lại tình trạng thiếu oxygen, hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể.
Đối với hệ tiêu hóa
Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng.
Đối với người bị bệnh tiểu đường
Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu.
Đối với thần kinh
Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh.
Đối với người bị xơ vữa động mạch
Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.
Bổ thận tráng dương, rất tốt cho đàn ông
Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố. Có tác dụng cường dương, cải thiện đời sống tình dục.
Đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ấm, có chức năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phế hư khái suyễn,có hiệu quả rất tốt đối với các triệu chứng như liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi… Cải thiện đời sống tình dục.
Chống ung thư
Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể, tăng cường chức năng gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống lại các bệnh tật.
Chống mệt mỏi
Tác dụng của đông trùng hạ thảo có thể điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, nhanh chống loại bỏ Lactic axit và các chất bã trong cơ thể. Chống mệt mỏi.
Tan đàm, giảm hen suyễn
Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt về bổ thận, lợi phổi, cầm máu tan đàm, tăng cường dịch tiết trong khí quản, cải thiện chức năng phổi, viêm khí quản mãn tính của người già và hen suyễn.
Loại bỏ bệnh mãn tính
Dùng Đông trùng hạ thảo như một loại thuốc hỗ trợ về lâu dài sẽ có tác dụng rất rõ rệt đối với các bệnh như viêm gan mãn tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản mãn tính và hen suyễn mãn tính.
Những lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
- Không dùng cho trẻ nhỏ.
- Không dùng khi bị sốt.
- Không lạm dụng Đông trùng hạ thảo quá mức sẽ gây nhiệt cho cơ thể, xuất hiện các chứng như phát ban, nổi mề đay. Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến thận, gây suy thận.