Tác dụng của dây thìa canh
Dây thìa canh
Dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng. Thân có lóng dài 8–12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5–8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12–15 mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng. Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3 cm.
Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.
Ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…người ta đã sử dụng dây thìa canh trên 2000 năm nay. Nó đang được sử dụng trong tất cả các thuốc cho bệnh tiểu đường với một số thành phần khác như quế và mướp đắng tự nhiên. Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về dây thìa canh, đặc biệt là những nghiên cứu hiện đại của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đều chỉ ra các tác dụng của loại cây này.
Tác dụng của dây thìa canh
1. Tác dụng chống béo phì
Theo một nghiên cứu từ Ấn Độ về kết quả thử nghiệm tác dụng của thìa canh kết hợp cùng các loại thuốc khác của ĐH Panjab trên những con chuột thí nghiệm đã cho thấy kết quả bất ngờ, nó loại bỏ được cảm giác thèm ăn ở chuột và đưa cân nặng về mức chuẩn.
2. Tác dụng giảm mỡ máu
- Từ những thí nghiệm ở những con chuột đã được uống dịch chiết cao từ lá thìa canh, chất kết tủa của dịch chiết ở môi trường acide và đồng thời phân tách cột của Gymnemagenin, nhưng họ không cho chuột uống thuốc tự do rồi lấy nó phân tích mà họ phân tích lượng steroide tiết ra theo phân.
- Mặc dù thể trọng và số lượng thức ăn nạp vào không thay đổi đáng kể, nhưng lượng GSF tách rời theo cột làm cho tăng lượng steroide tiết ra theo phân, nhất là những acide mật phụ thuộc vào steroide trung tính hay acide cholic.
- Kết quả trên cho thấy lá thìa canh làm tăng sự bài tiết các cholesterol xấu và acide cholic theo phân.
3. Dây thìa canh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Theo thống kê 2002, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta là 40%, trong đó người từ 30 tuổi đến 64 tuổi là 2,7% (tương đương với gần 2 triệu người).
Đặc biệt là khu vực thành thị, có tỷ lệ là 4,4%.
Đây là căn bệnh hầu hết đều phát hiện ra bệnh khi đã bước sang giai đoạn nặng, mà đa số người bệnh đã không thể phát hiện và được điều trị kịp thời. Căn bệnh này gây ra những biến chứng về thần kinh cho 44% người bệnh đái đường ở nước ta và 71% số bệnh nhân có những biến chứng về thận, còn lại 8% bị biến chứng về mắt, cùng các biến chứng về tim mạch, khớp khác…
Đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
Trong nhiều những kết quả nghiên cứu hiện đại đã thấy cơ chế tác dụng của cây thìa can là cơ chế kép.
Cụ thể là các nghiên cứu đã được thực hiện trên động vật đã được gây tiểu đường đã cho thấy cây thìa canh còn có tác dụng ngăn đường tăng cao.
Ngoài ra, qua nghiên cứu các nhà khoa học còn thấy xuất hiện các tế bào vị giác có cấu trúc giống như các tế bào hấp thu đường, gồm những phân tử được sắp xếp giống cấu trúc cảu phân tử đường glucoza, làm các tế bào này không bị khích động bởi đường và đồng thời không hấp thu đường trong ruột.
Thìa canh có tác dụng đặc biệt với người bệnh đái đường là làm ổn định và kéo dài hàm lượng đường huyết trong cơ thể, nên là bài thuốc hiệu quả để phòng ngừa và phòng chống được những biến chứng bệnh mà căn bệnh đái tháo đường gây ra.
Về dược tính thì theo các kết quả nghiên cứu cho rằng, trong Thìa canh các thành phần có tính kích thích dạ dày, lợi tiểu, bổ dưỡng và làm giảm đường trong máu. Ngoài ra nó còn có tác dụng này gây ức chế thần kinh cao hơn là tương tác hóa học.
+ Tác dụng này quá đặc biệt, nhất là với vị ngọt, bởi vậy cho nên các vị ngọt khác nhau của đường, đại diện như acide amine, cùng các chất ngọt hóa học tất cả đều mất mà phải nhiều giờ sau thì mới phục hồi được vị giác, tuy vậy kháng thể chống lại gurmarin có trong huyết thanh lại có khả năng rút ngắn thời gian này và khi tiêm vào động mạch chất gurmarin lại không làm mất đi vị giác của ngọt. Do đó rất nhiều người đã khẳng định rằng gurmarin đã tác dụng trên đỉnh của tế bào vị giác, bởi vậy nên có lẽ nó đã bám lên các thụ thể proteine của vị giác ngọt.
- Tuy nhiên tính hạ đường huyết lại được thể hiện khác trong một nghiên cứu so sánh cây Thìa canh với tolbutamide trên các con chuột lớn trong 1 tháng, cuối cùng kết quả cho thấy thực chất cây Thìa canh có tác dụng hạ đường huyết tương đương với tolbutamide.
Một thí nghiệm được nghiên cứu trên 22 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp II: các nhà nghiên cứu đã cho ho uống cao Thìa canh, từ 18 - 20 tháng kết hợp cùng với thuốc trị tiểu đường khác thì kết quả cho thấy nhóm mà được uống thìa canh này giảm đã đường đồng thời giảm hemoglobine A1C đáng kể và kéo theo tăng lượng Insuline tiết ra từ tụy tạng.
Chính lượng thuốc trị căn bệnh đái đường cũng giảm đi và trong đó có 5 người sau đó có thể bỏ thuốc hoàn toàn.
4. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Các nghiên cứu trên cũng đồng thời rút ra kết luận, thìa canh có thể hạ huyết áp xuống thấp hơn. Đây là tin vui cho người bệnh tiểu đường mà bị cao huyết áp.
Một số tác dụng khác của dây thìa canh
– Chữa long đờm cho người cảm cúm.
– Kích thích hệ tuần hoàn và tim hoạt động tốt.
– Trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu bằng cách dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc ngâm.
– Diệt chấy rận bằng cách nấu nước lá rồi gội đầu.
– Lá dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, tán thành bột để chống độc, chữa bệnh trĩ và các vết thương do dao, đạn. Người ta dùng đắp lên vết cắn và sắc uống trong để trị rắn độc cắn.
Đi tìm “Dây thìa canh”
Ở Việt Nam, năm 2005, sau đợt điều tra dài ngày trên nhiều tỉnh thành, các nhà khoa học của bộ môn Thực vật, Đại học Dược Hà Nội đã tìm thấy Dây thìa canh có ở một số tỉnh Miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá…
TS. Trần Văn Ơn, Bộ môn Thực vật, Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Các sách Đông y của Việt Nam viết về Dây thìa canh là một cây thuốc quý, mọc hoang ở nhiều nơi nhưng thực tế nó là cây nào thì mọi người lại không phân biệt được. Tôi đã đi dọc đất nước một năm, thu thập được 10 loại mẫu cây gần giống nhau mang về nghiên cứu, phân tích thành phần xem đâu là Dây thìa canh.”
Khi đã xác định được, các nhà Thực vật học phân tích được rằng, sống trong điều kiện môi trường ở Việt Nam nó cũng có tác dụng hạ đường huyết như Dây thìa canh có nguồn gốc ở nhiều quốc gia khác. Họ bắt đầu nghiên cứu tạo nguồn, tìm phương pháp nhân giống, cách chiết xuất và trồng thử nghiệm ở ba vùng sinh thái khác nhau (Nam Định, Thái Nguyên, Hoà Bình). Hiện nay cây đã được ba năm tuổi và có khả năng khai thác tốt. TS. Trần Văn Ơn đang nghiên cứu để tìm ra vùng nào cho hoạt chất tốt nhất và hái lá khi nào thì chất lượng cao nhất.
Thuốc cho bệnh nhân tiểu đường
Sau khi đã nghiên cứu thành công công dụng và quy trình chiết xuất, TS Trần Văn Ơn đã soạn đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và chuyển giao công nghệ cho một công ty Nam dược để sản xuất viên nang hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị, duy trì ổn định hàm lượng đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường, nó còn giúp giảm độc tố của thuốc Tây. Khi bệnh đã ổn định, bệnh nhân có thể dùng riêng viên nang này để duy trì mức đường huyết cho phép.
Công trình nghiên cứu sản phẩm chiết xuất từ Dây thìa canh đến nay đã cho kết quả khả quan. Bệnh nhân tiểu đường dùng thử sản phẩm được theo dõi thấy hàm lượng đường tụt xuống 2mml trong 15 ngày và duy trì ổn định, không tăng lên. Những nghiên cứu đều chỉ ra, dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho bệnh nhân tiểu đường typ1 và typ2, thuốc cho tác dụng sau 2-3 tháng sử dụng, kếp kợp với chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, theo GS Ơn thì, nếu ai bị nhẹ chỉ cần dùng mình sản phẩm mà không cần uống thuốc Tây. Điều này sẽ giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, bởi viên nang này chỉ tiêu tốn 6000-8000 VND/ngày (so với mấy chục nghìn/ngày khi dùng thuốc Tây).
Viên nang dây thìa canh Việt Nam còn có ưu điểm là tiện dụng, dễ dùng hơn các dạng trà dây thìa canh nhập khẩu vì trà làm cho những người thích ăn đồ ngọt cảm thấy khó chịu khi không cảm nhận được vị ngọt trong một thời gian.
Cách nhận biết dây thìa canh
Dây thìa canh sống ở các loại địa hình khác nhau (trừ núi cao), chủ yếu mọc trong các bờ bụi, hàng rào. Là loại thân gỗ, dây leo cao 6-10m, nhựa mủ màu vàng, thân có lông dài 8-12cm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục thon dài 6-7cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ rõ ở mặt dưới, khô thì nhăn. Khi nhai lá thìa canh, vị giác mất khả năng nhận biết được vị ngọt.