Tác dụng của chôm chôm
Chôm chôm là một trong những trái cây phổ biến trong mùa hè. Rất nhiều người thích ăn chôm chôm nhưng ít người biết giá trị dinh dưỡng, bên cạnh đó có tác dụng dùng làm thuốc chữa bệnh rất có lợi với sức khỏe. Chôm chôm có nhiều chất xơ giúp bổ sung năng lượng, ngừa ung thư và loại bỏ các độc tố trong thân, kích thích tế bào máu…
Chôm chôm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe (Ảnh minh họa)
Tác dụng của chôm chôm đối với sức khỏe
Ngừa ung thư
Chôm chôm có hàm lượng vitamin C dồi dào và còn có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, hoạt chất axít trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư.
Kích thích tế bào máu
Quả chôm chôm cũng chứa chất đồng và sắt, rất cần thiết để kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Từ đó, giúp cơ thể kiểm soát các cơn chóng mặt và mệt mỏi do thiếu máu. Ngoài ra, chất mangan trong loại trái cây này cũng còn giúp cơ thể sản xuất ra các enzym có lợi cho sức khỏe.
Trị huyết áp cao và tiểu đường
Ngoài quả ra thì thân cây, hạt chôm chôm làm thuốc để chữa một số căn bệnh như huyết áp cao, tiểu đường… Bởi lẽ, chôm chôm rất giàu protein, chất béo tốt, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, đồng, mangan, kali, sắt…
Loại bỏ độc tố trong thận
Các chất thải và độc tố trong thận có thể được loại bỏ dễ dàng nhờ vào lượng phốt pho dồi dào trong quả chôm chôm. Chất phốt pho này cũng rất cần thiết cho việc sửa chữa, bảo trì và kích thích các mô tế bào trong cơ thể phát triển. Không chỉ vậy, hàm lượng canxi rất đáng kể trong quả chôm chôm kết hợp với phốt pho còn giúp củng cố răng và xương thêm chắc khỏe.
Bổ sung năng lượng
Vì quả chôm chôm chứa nhiều nước và protein với chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hơn nữa, chôm chôm cũng làm cho bạn đỡ mệt mỏi và phòng ngừa đầy hơi.
Chôm chôm nhiều chất xơ bổ sung năng lượng (Ảnh minh họa)
Tiêu diệt ký sinh trùng
Ăn nhiều chôm chôm cũng là cách làm để giúp cơ thể tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy và sốt. Bởi lẽ, các hoạt chất trong quả chôm chôm cũng có tính sát trùng rất cao.
Tác dụng của chôm chôm trong làm đẹp
Làm đẹp da
Do chôm chôm chứa nhiều nước, chất chống ôxy hóa nên cũng có tác dụng làm da mềm, mịn và khỏe đẹp hơn.
Làm đẹp tóc
Khi mái tóc của bạn thiếu sức sống, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách nghiền lá chôm chôm rồi pha ít nước, thoa hỗn hợp này lên tóc khoảng 15 phút. Các hoạt chất trong lá chôm chôm sẽ giúp mái tóc của bạn khỏe đẹp lên mỗi ngày nếu dùng thường xuyên.
Tác dụng của một số bộ phận của chôm chôm
Quả chôm chôm xanh và vỏ
Có tác dụng như thuốc tẩy giun, làm giảm tiêu chảy, bệnh lỵ và trợ tiêu hóa, liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc. Ở Malaysia chôm chôm còn được dùng như một vị thuốc. Vỏ khô của trái được bán trong các cửa hàng thuốc địa phương. Nước sắc từ cây này dùng trị bệnh tưa miệng ở trẻ em.
Cùi chôm chôm
Trong cùi chôm chôm chín có nhiều loại đường dễ hấp thụ, các vitamin và muối khoáng, đặc biệt là nhiều vitamin C, canxi và phốt-pho. Trong 100 gr cùi chôm chôm có đến 38,6 mg vitamin C, 30 mg phốt-pho, 22 mg canxi, do đó chỉ cần ăn mấy quả là đủ nhu cầu về vitamin C hằng ngày của cơ thể.
Vitamin C trong chôm chôm rất cao nên khi ăn có tác dụng tăng cường mô, củng cố hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol “xấu” (LDL cholesterol), có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, chống mệt mỏi, giảm đau, bệnh về nướu. Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già.
Bên cạnh đó, cùi chôm chôm còn được chị em dùng như một loại mỹ phẩm. Lấy cùi chôm chôm chín nghiền nát thành bột nhão, đắp lên mặt ít phút làm mặt nạ dưỡng da, rất tốt và lành.
Hạt chôm chôm
Riêng hạt trái chôm chôm có chứa dầu béo tương tự như dầu béo trong ca-cao. Khi bạn gia nhiệt hạt, lượng dầu này tỏa mùi thơm dễ chịu, có thể dùng làm xà phòng và đèn cầy.
Lá chôm chôm
Bạn có thể giã nhỏ lá chôm chôm đắp lên hai bên thái dương sẽ giúp làm dịu cơn nhức đầu.
Tóm lại, cùi chôm chôm rất giàu vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt... Chôm chôm cũng giàu protein, chất béo tốt, phospho... Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, trong đó có dược phẩm. Ở Malaysia chôm chôm còn được dùng như một vị thuốc. Vỏ khô của trái được bán trong các cửa hàng thuốc địa phương. Nước sắc từ cây này dùng trị bệnh tưa miệng ở trẻ em. Còn nước sắc từ rễ cây được dùng để hạ nhiệt, giảm sốt. Ở Việt Nam hiện nay, chôm chôm ngày càng được quan tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển ở các vùng như Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, Vĩnh Long...Bạn sẽ gặp các loại chôm chôm được trồng phổ biến ở Việt Nam như chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm Thái...
Cách làm nước chôm chôm giúp thanh nhiệt và giảm cân
Chôm chôm bóc vỏ, bỏ hạt, xắt hạt lựu, cho 3 muỗng đường cát vào đảo đều, thêm 100 ml nước lọc, quậy đều cho tan đường, cho thêm đá là bạn đã có cốc nước giải khát ngon tuyệt.
Cách thực hiện
Cách 1:
Lấy khoảng 10 trái chôm chôm bóc vỏ, bỏ hạt, xắt hạt lựu, cho 3 muỗng đường cát đảo đều, thêm 100 ml nước lọc. Quậy đều cho tan đường rồi thêm đá viên vào.
Cách 2:
Dùng một kg chôm chôm chín bóc vỏ, bỏ hạt. Cho khoảng 500 g đường cát trắng vào ướp chôm chôm khoảng 2 tiếng đồng hồ cho đường tan hết. Cho chôm chôm đã ướp lên bếp đảo đều với lửa nhỏ khoảng 15 đến 20 phút cho tới khi hỗn hợp sền sệt. Sau đó để nguội, cho vào hũ, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng trong vài tuần. Khi dùng chỉ cần cho thêm nước và đá viên.