Tác dụng của cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam (tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum) có tác dụng giảm cân, tăng lực, huyết áp, bảo vệ gan, hạ mỡ máu, chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già, tăng cường chức năng giải độc của gan.
Giảo Cổ Lam là một dược liệu rất quý hiếm, giảo cổ lam mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi sấy khô của cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)
Phân bố: Cây mọc ở độ cao 200 – 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Ở Việt Nam đã được trồng ở Sa Pa và Hòa Bình.
Các nghiên cứu về cây thuốc giảo cổ lam
Các nghiên cứu tại các trung tâm khoa học Thế giới và viện Trung ương Việt Nam cho thấy thuốc giảo cổ lam chế biến từ cây giảo cổ lam có tác dụng trong việc cải thiện giấc ngủ, đau đầu, tiêu mỡ máu, huyết áp….
Thuốc giảo cổ lam còn có các tên gọi khác là cây thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, cây trường sinh. Cây có hình thanh mảnh, leo lên nhờ các tua cuốn dạng đơn ở nách lá. Người dân tỉnh Quý Châu thường có tuổi thọ trên 100, họ thường xuyên uống loại trà giảo cổ lam này. Người xa xưa, coi giảo cổ lam như phương thuốc trường sinh, giúp tăng cường sức khỏe.
Giảo Cổ Lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi Cây thuốc Trường sinh. Ở Trung Quốc gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam. Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản khi nghiên cứu về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại cho con người. Tên khoa học đầy đủ của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ bí Cucurbitaceae.
Các nhà khoa học tìm được trong Giảo Cổ Lam chất Saponin rất giống Nhân sâm và có tới hơn 80 loại (Nhân sâm chỉ có hơn 20 loại).
Những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi.
Giảo Cổ Lam có khả năng tái sinh thấp do thường xuyên bị những động vật như dê núi, nai, hoẵng ăn.
Vì những lợi ích to lớn cho sức khỏe, nên ở Trung Quốc và Nhật Bản, Giảo Cổ Lam được bán rất đắt (khoảng 100USD/kg), mức giá này khiến cho việc nhập khẩu dược liệu quý này vào Việt Nam rất hạn chế.
Tuy nhiên, vào năm 1997, các GS.TS thuộc trường ĐH Dược Hà Nội tình cờ phát hiện cây này trên núi Phanxipang và được GS.NGND Vũ Văn Chuyên xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum.
Qua nghiên cứu cho thấy, Giảo Cổ Lam Việt Nam có chất lượng tương đương với Giảo Cổ Lam của Nhật Bản và Trung Quốc. Như vậy chúng ta có thể hy vọng trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm từ cây Giảo Cổ Lam để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Tác dụng của cây thuốc giảo cổ lam
- Tác dụng của giảo cổ lam đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, người thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu tới 71%. Sở dĩ Giảo cổ lam có tác dụng làm hạ mỡ máu mạnh là do có chứa hàm lượng cao chất saponin giúp “tẩy rửa” các chất béo trong máu, bào mòn các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, làm từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, chống huyết khối, làm tan máu đông, giúp máu lên não được lưu thông ổn định.
- Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.
- Giảo cổ lam cũng có tác dụng giảm béo nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.
- Giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid, là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư. Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm tổn thương gan, tăng chức năng giải độc của gan.
- Uống trà giảo cổ lam hàng ngày cũng tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
– Uống nước từ cây thuốc giảo cổ lam hàng ngày để giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa, và có giấc ngủ sâu.
– Bảo vệ tế bào gan, tăng tiết mật: Tăng cường chức năng giải độc cho gan
– Cây thuốc giảo cổ lam giúp hạ và ổn định đường huyết: Do cơ chế tăng tiết, tăng độ nhạy cảm với insulin. Tuy nhiên, bạm sẽ bị hạ đường huyết đôt ngột khi cơ thể mất khả năng điều tiết insulin khiến đường bị tiêu hủy quá mức cho phép.
– Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
– Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
– Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.
– Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.
- Tác dụng tăng lực: GCL làm tăng lực co cơ tới 11,112kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với mục đích dùng GCL cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở Nhật Bản và Trung Quốc (còn được gọi là doping thiên nhiên)
– Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Cách sử dụng cây thuốc giảo cổ lam
– Cây thuốc giảo cổ lam có thể dùng dạng bào chế viên (4 – 10g) hoặc sắc lên uống thay trà.
– Uống giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều vì sẽ làm bạn tỉnh táo, khó ngủ. Nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ số saponin của giảo cổ lam cao hơn 3 – 4 lần nhân sâm. Vì vậy, khi sử dụng nhiều giảo cổ lam có thể gây ngộ độc như ngộ độc nhân sâm.
– Với những người hay bị hạ đường huyết chỉ uống giảo cổ lam vào lúc đã ăn no.
– Khi uống giảo cổ lam xong cơ thể sẽ có cảm giác tăng huyết áp nhẹ, miệng khô, khát nước… do thành phần hóa học trong cây làm tăng chuyển hóa cơ thể. Nên uống thêm nước lọc để điều tiết lại nhiệt độ cơ thể.
Bài thuốc đông y từ cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm (chống ho tan đờm), dưỡng tâm an thần. Chủ trị bệnh hậu hư nhược (suy nhược sau khi mắc bệnh), khí hư âm thương (phần khí, phần âm bị thương tổn), phế nhiệt đàm khái (ho khạc ra đờm do phế nhiệt), khí suyễn, tâm quý thất nhãn (tim loạn nhịp, mất ngủ).
- Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày dùng 10-20g sắc uống hoặc hãm trà uống.
- Kiêng kỵ: Không dùng trong các chứng "hư hàn".
Khoảng 15 năm trở lại đây, tại Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, bắt đầu tiến hành nhiều nghiên cứu mới, phát hiện thấy giảo cổ lam có rất nhiều tác dụng tốt, như bác đã viết ở trong thư. Hiện tại trên thị trường đã xuất hiện nhiều chế phẩm từ giảo cổ lam, một số đã có mặt cả ở nước ta.
"Có nên dùng giảo cổ lam pha trà uống hàng ngày hay không?": Theo chúng tôi nghĩ, bạn có thể sử dụng thử, nếu thể tạng của bạn không thuộc loại "hư hàn", nghĩa là không có những triệu chứng như: Chân tay lạnh hoặc không ấm, ghét lạnh, chịu rét kém, mệt mỏi đuối sức, thở ngắn hơi, hay vã mồ hôi, miệng nhạt không khát, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, mạch trầm nhược.