Tác dụng của cây chùm ngây đối với sức khỏe
Cây Chùm ngây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Hiện nay, ở nước ta cây Chùm ngây được trồng nhiều ở phía Nam với mục đích để làm trà, làm dược liệu. Cây Chùm ngây còn là một loại rau giàu dinh dưỡng tốt cho trẻ em, người gìa, sản phụ, người ăn chay, người bệnh và người bị suy nhược.
Cây chùm ngây, loại rau sạch nhiều dinh dưỡng.
Các bộ phận của cây Chùm ngây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Hoa Chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Lá cây được dùng ăn sống như rau xà lách (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp cá), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây, chúng rất giàu leucine tự do. Trái và hạt cây chùm ngây cũng ăn được, hạt cây chứa nhiều dầu chiếm 30 – 40% trọng lượng hạt. Trong hoa và rễ cây có chất pterygospermin (antibiotic) rất mạnh, ăn thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường.
Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược, TP.HCM): Cây Chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Theo các nghiên cứu khoa học nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây Chùm ngây được đánh giá rất cao: lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; Gấp 4 lần lượng can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; Hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; Hơn 3 lần potassium của chuối. Lá và hoa dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác.
Như vậy, cây Chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao. Ngoài khả năng thanh lọc nước và giá trị dinh dưỡng, cây còn là nguồn dược thảo quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh, các bộ phận của cây có nhũng hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống ung bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy hóa, tri tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm… cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong y học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. Với một bữa ăn dành cho 4 người chỉ cần 250gr rau Chùm ngây tươi là đủ cung cấp nhu cầu Canxi, Vitamin A, C hằng ngày.
Theo Báo Người Tiêu Dùng ra ngày 02/03/2012
Chữa bệnh từ cây chùm ngây
Ngoài việc dùng để trị các bệnh u xơ tiền liệt tuyến, suy nhược cơ thể, thần kinh; giúp ổn định huyết áp, đường huyết; chữa tăng cholesterol; chùm ngây còn là thuốc ngừa thai...
Giá trị dinh dưỡng
Như TN đã giới thiệu về "cây thần diệu" Moringa - tức là cây chùm ngây, rất có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm ngây không chỉ là thực phẩm mà còn là dược liệu.
Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược, TP.HCM), chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên thế giới.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
Chữa bệnh
Nhiều nước đã sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc. Lương y Nguyễn Công Đức cho biết: chùm ngây được dùng chữa các bệnh như: trị u xơ tiền liệt tuyến - bằng cách, dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày; trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan - bằng cách, mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày; trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate - bằng cách, mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây được đồng bào người Raglay dùng làm thuốc ngừa thai - cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có thai thì không được dùng cây chùm ngây. Chùm ngây còn được dùng để lọc nước - bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.
Hiện tại công ty Vĩnh Xuân đã nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm Trà Bách Hoa Chùm Ngây Vĩnh Xuân và được website hanhphucdrugstore.com phân phối chính tại TP HCM.