Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của cây bạc hà

24/06/2020 · Sức khỏe
Bạc là là một loại phổ biến có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, tác dụng chữa bệnh, tác dụng làm đẹp, rất nhiều loại mỹ phẩm có công thức từ bạc hà. Ngoài ra những chiết xuất tinh dầu bạc hà cũng được sử dụng phổ biến, mang lai nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cây bạc hà

Vị thuốc Bạc hà còn gọi Anh sinh, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), Liên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái, Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương - Thực Trị), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh, Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa).

Cây bạc hà là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.

Cách phân biệt các loại bạc hà

Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại:

- Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như mô tả ở trên. 

- Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo sống lâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành. 

Có hai thứ:

- Metha piperita var. offcinalis forma pallescens: 

Thân và lá, xanh nhạt, hoa trắng mùi nhẹ 

- Mentha piprita var. offcinalis forma rubescens: 

Thân và lá tía, hoa nâu đỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn. Vò lá của cây Bạc hà nam có mùi thơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá Bạc hà Âu châu có mùi thơm mát, vị cay tê mát. Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta. 

Thu hái và sơ chế:

Thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.

Tác dụng của bạc hà đối với sức khỏe

Tác dụng của bạc hà

Hỗ trợ tiêu hóa

Với khả năng tăng cảm giác ngon miệng cũng như kích thích tiêu hóa. Khi bạn gặp phải vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa, bạn có thể dùng bạc hà như một liệu pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.

Tốt cho dạ dày

Bạc hà được xem là thuốc của dạ dày, có thể giải quyết các vấn đề như hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng ta có thể dễ dàng sử dụng trà bạc hà vì nó không chứa đường như kẹo bạc hà (có thể tăng kích thích dạ dày).

Thanh lọc phổi

Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bạc hà còn có tác dụng thanh lọc và làm sạch lá phổi của bạn.  Do đó, khi họng hoặc mũi của bạn bị sung huyết, bạn hãy thử với vài lá bạc hà, tình trạng sẽ khá hơn trông thấy.

Tăng cường sức khỏe răng miệng

Lá bạc hà có công dụng chữa chứng hôi miệng nên được nhiều người sử dụng như một phương thức hữu hiệu để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Ngăn ngừa ung thư

Một vài nghiên cứu đã chứng minh bạc hà có tiềm năng ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư nếu sử dụng thường xuyên.

Lá bạc hà

Chữa dị ứng

Nhiều người mắc bệnh dị ứng theo mùa, với tinh chất có trong lá bạc hà, triệu chứng dị ứng cũng sẽ nhanh chóng bị ngăn ngừa.

Chữa trầm cảm

Là chất kích thích tốt cho sức khởi với mùi hương có thể kích thích giác quan cũng như khiến bạn năng động hơn. Việc sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ góp phần làm giảm thiểu tâm trạng trầm cảm của bạn.

Giúp lợi tiểu

Lá bạc hà là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên mạnh mẽ và điều này có tác dụng làm sạch cơ thể của bạn.

Nhiều người sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm bớt giữ nước, cho phép để giảm cân. Một số thuốc lợi tiểu cũng được dùng để giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, để sử dụng bạc hà như chất lợi tiểu và hạ huyết áp của bạn thì hoàn toàn không nên.

Xoa dịu vết côn trùng cắn

Thoa một ít nước chút bạc hà vào vết côn trùng cắn hay đốt để làm dịu ngứa và làm mát làn da của bạn.

Hỗ trợ điều trị hen xuyễn

Lá bạc hà có tác động rất tốt trong việc giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và dị ứng do tác dụng của nấm. World’s Healthiest Foods cho biết thêm, bạc hà có chứa chất rosmarinic acid, được cho là có tác dụng chống viêm.

Tuy nhiên, lá bạc hà cũng được lưu ý không phải là loại thuốc y tế điều trị bệnh hen suyễn và dị ứng. Chỉ nên sử dụng lá bạc hà như tác dụng hỗ trợ điều trị và sử dụng trong các trường hợp nhẹ.

Chữa buồn nôn, sốt, ho

Các dược sĩ cho rằng, lá bạc hà có thể tạo ra một loại trà giúp bạn giảm cơn buồn nôn, nôn nao khi đi ô tô, máy bay hay tàu biển. Các chất chống co thắt có trong bạc hà có thể giúp ngừa nôn, thường đi kèm với buồn nôn và đau dạ dày. Các đặc tính giảm đau của trà có thể giúp làm dịu và thư giãn dạ dày và các cơ đường ruột, giúp loại bỏ hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy hay đau dạ dày.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nhiều người sử dụng trà bạc hà khi họ bị cảm cúm hay cảm lạnh, bởi loại trà này có chứa canxi, vitamin B và kali, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số người cho rằng, uống trà bạc hà có thể giúp giảm các trường hợp suyễn nhẹ, mặc dù y học vẫn còn nghi ngờ về điều này. Những thành phần có trong trà bạc hà có thể giúp giảm các triệu chứng đau ốm, đồng thời giúp bạn phòng bệnh trong tương lai.

Giảm hôi miệng

Những người bị hôi miệng có thể uống trà bạc hà để có hơi thở thơm mát hơn. Uống trà bạc hà thường xuyên có thể giúp chấm dứt tình trạng hôi miệng, điều khiến bạn khó chịu hay xấu hổ.

Giảm stress

Hương vị của trà bạc hà được biết với công dụng giảm stress. Uống trà bạc hà giúp dễ ngủ hơn vào ban đêm nhờ vào đặc tính giảm stress. Một số người tin rằng, công dụng giảm stress khi nói đến trà bạc hà có mối liên hệ với việc tăng cường hệ thống miễn dịch mà đồ uống này mang lại.

Tác dụng của bạc hà trong làm đẹp

Giảm cân

Lá bạc hà đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm cân. Lá bạc hà có thể kích thích hệ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng. Việc trao đổi chất sẽ mang lại hiệu quả, giúp bạn tiến gần hơn đến với mục tiêu giảm cân hiệu quả.

Trị mụn trứng cá

Lá bạc hà khi vò nát có thể được dùng để làm sạch làn da một cách hiệu quả. Không những giúp làm dịu da, chữa trị một số bệnh nhiễm trùng da nhất định.

Khi bị mụn trứng cá, bạn hãy dùng lá bạc hà xay nhuyễn, đắp lên, lá bạc hà sẽ nhanh chóng làm mụn trứng cá biến mất.

Se khít lỗ chân lông

Đập dập vài lá bạc hà, trộn chúng với mật ong và bôi hỗn hợp này lên da của bạn để làm cho sạch và se khít lỗ chân lông của bạn.

Điều trị sẹo mụn

Thực hiện trộn nước ép lá bạc hà, nước ép cà chua và đất sét (multani mitti), dùng hỗn hợp này để đắp mặt để trị mụn trứng cá và loại bỏ các vết sẹo mụn trứng cá.

Làm sạch da

Đun sôi lá bạc hà trong nước và đun đến khi nước bốc hơi còn một nửa, để nguội và sử dụng nước đó như nước hoa hồng, để làm sạch da và loại bỏ dầu trên da.

Loại bỏ đốm, tàn nhang do độ tuổi

Trộn nước ép bạc hà và nước ép dưa chuột và bôi chúng lên da của bạn để loại bỏ các đốm đồi mồi, chữa trị nám.

Ngăn ngừa nếp nhăn

Trộn một lòng trắng trứng, sữa đông, mật ong và nước ép bạc hà với nhau để tạo ra một mặt nạ. Dùng mặt nạ này mỗi tuần một lần để ngăn ngừa nếp nhăn.

Tẩy tế bào chết

Trộn nước ép bạc hà với bột yến mạch sau đó nhẹ nhàng bôi lên da của bạn để loại bỏ các tế bào da chết, bụi bẩn, vi khuẩn và dầu thừa.

Lá bạc hà tác dụng làm đẹp

Ngăn ngừa mùi hôi chân

Nếu bạn có xu hướng bị hôi chân, đun sôi lá bạc hà trong nước, và sau đó dùng nước này để ngâm chân sẽ giúp chữa trị mùi hôi chân.

Làm mềm chân của bạn

Nếu bạn bị nứt gót chân, nên dùng hỗn hợp nước ép bạc hà và dầu ô liu bôi vào chân sau đó đi tất chân và để qua đêm.

Làm tóc sáng bóng

Đun sôi cần tây và bạc hà lá trong 20 phút, sau đó lấy nước để gội đầu, sẽ giúp làm sạch và tăng cường sức khỏe tóc.

Trị gàu

Thực hiện một gói lá bạc hà, nước cốt chanh và đất sét (multani mitti) sau đó bôi lên mái tóc của bạn để thoát khỏi gàu.

Dưỡng tóc

Hương bạc hà thơm tự nhiên, dùng nước ép bạc hà để mái tóc của bạn luôn mượt mà và đẹp tự nhiên.

Thoát khỏi chấy rận

Nếu con của bạn bị có chấy trên tóc, điều cần làm là thoa dầu bạc hà lên tóc ba hoặc bốn lần một tuần.

Tác dụng của tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà luôn là dược phẩm được ưa thích nhất trên toàn thế giới. Nhiều ngành công nghiệp chế biến hóa mỹ phẩm cũng bóc tách những thành phần dưỡng chất từ bạc hà để tăng cường hiệu quả làm đẹp cũng như mùi hương the mát dễ chịu. Tuy nhiên, tác dụng của tinh dầu bạc hà nguyên chất, không chất bảo quản, không phụ gia vẫn luôn là số 1 đối với tất cả người tiêu dùng. Để bạn có cái nhìn đầy đủ và toàn diện nhất, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tác dụng của tinh dầu bạc hà kèm theo cách pha chế hợp lý nhất cho từng nhu cầu sử dụng.

Tinh dầu bạc hà, tác dụng của bạc hà

Điều trị mụn trên da

Trong dân gian vẫn lưu truyền phương pháp trị mụn với lá bạc hà. Chỉ cần rửa sạch lá bạc hà, chắt lấy nước và thoa đều lên da, cảm giác mát dịu sẽ ngay lập tức lan tỏa khiến bạn ngập tràn trong cảm giác thư giãn và mùi hương mát lành.

Giờ đây, với tinh dầu bạc hà nguyên chất, bạn có thể tự tin lược bỏ những công đoạn rườm rà trên. Chỉ cần 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà pha cùng với nước ấm để xông hơi, sau 2 ngày thực hiện, bạn sẽ thấy các nốt mụn xẹp đi đáng kể và làn da cũng bớt dầu nhờn. Trường hợp không có thời gian xông hơi, bạn có thể pha tinh dầu bạc hà với dầu dừa theo tỷ lệ 1 : 2, hoặc thậm chí pha với nước ấm cũng giúp đẩy lùi nhân mụn.

Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào chậu nước ấm và chùm chăn để xông

Giảm cân nhanh chóng

Khi xông hơi mặt hoặc sử dụng đèn đốt tinh dầu bạc hà, bạn sẽ được hít hà mùi hương dễ chịu ngay lập tức. Các nghiên cứu tiết lộ, người hít tinh dầu bạc hà trong khoảng 2 giờ liền sẽ nạp lượng calorie vào cơ thể ít hơn người không ngửi hương tinh dầu này đến 23%. Biết được bí mật này, rất nhiều chị em đã thường xuyên sử dụng tinh dầu bạc hà như 1 phương pháp giữ gìn vóc dáng lý tưởng.

Trị chứng đau nhức cơ thể

Dù bạn bị đau chân do đi giày cao gót hay đau nhức xương khớp do vận động, hãy tận dụng tác dụng của tinh dầu bạc hà trong điều trị tổn thương. Cách thích hợp nhất là pha 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm hoặc dầu nền, massage nhẹ nhàng trên vùng đau nhức khoảng 10 phút để cảm nhận sự khác biệt.

Chữa cảm cúm

Xông hơi với tinh dầu bạc hà trong thời gian bị cảm cúm giúp đào thải độc tố ra ngoài nhanh hơn. Đồng thời, tác dụng của tinh dầu bạc hà nguyên chất còn giúp da thêm mịn màng và khỏe mạnh.

Xử lý chảy máu cam

Đừng hốt hoảng khi bạn hay người thân bị đổ máu cam, chỉ cần pha loãng tinh dầu bạc hà với nước, thấm vào bông gòn và cho vào 2 lỗ mũi trong khoảng 5 – 10 phút sẽ khiến máu không chảy nữa, và hệ hô hấp cũng hoạt động tốt hơn.

Chữa đầy bụng, khó tiêu

Sử dụng 5g lá bạc hà khô pha với 5ml tinh dầu bạc hà, hòa cùng 100ml rượu nặng. Nhỏ hỗn hợp này vào nước ấm để uống. Tùy từng tình trạng đầy bụng mà có thể uống 2 – 3 lần trong ngày.

Những chú ý khi sử dụng bạc hà

Trào ngược axit dạ dày

Những người bị trào ngược dạ dày có thể thấy những triệu chứng này tăng cao khi uống trà bạc hà, bởi loại trà này làm dịu các cơ dạ dày. Điều này có thể khiến cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, làm tăng các triệu chứng của bệnh.

Chú ý khi sử dụng với phụ nữ có thai

Những người có tiền sử sảy thai cần thận trọng và tránh uống trà bạc hà khi đang muốn có thai hoặc đang mang thai. Những người đang cho con bú cũng nên tránh uống trà này vì nó có thể gây hại cho trẻ sơ sinh.

Tương tác với thuốc khác

Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định uống trà bạc hà thường xuyên. Nếu bạn dị ứng với bất kỳ loại tinh dầu bạc hà nào, bạn nên tránh uống loại trà này. Bạn cũng nên tránh uống trà bạc hà nếu bị hen suyễn vì nó có thể khiến các triệu chứng của bạn trầm trọng hơn.

Hậu quả khi sử dụng quá liều

Bất cứ loại thảo dược nào khi sử dụng quá liều đều có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, và bạc hà cũng vậy. Nếu bạn sử dụng một lượng quá nhiều bạc hà, nó có thể gây ra chuột rút, tiêu chảy, buồn ngủ, đau cơ, nhịp tim chậm và run rẩy. Quá liều bạc hà thường hiếm xảy ra, nhưng để ngăn chặn trường hợp này, bạn nên cẩn thận khi làm trà bạc hà. Kiểm tra lượng lá được sử dụng trong mỗi tách trà để xác định liều lượng bạn sử dụng vẫn trong giới hạn. Lý tưởng nhất, một tách trà bạc hà nên có khoảng 1 gram hay 1 muỗng lá trà bạc hà, sử dụng cho khoảng 150ml nước sôi. Bạn không nên uống nhiều hơn 2 đến 3 tách trà bạc hà mỗi ngày để tránh tác dụng phụ.

Thân Thiện
BÀI VIẾT LIÊN QUAN