Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi
Nhận thức được tính nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em, mới đây, Khoa Khám bệnh thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện một nghiên cứu mang tên “Mô tả thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013” do ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng thực hiện.
Trẻ thiếu máu dinh dưỡng thường mệt mỏi, ít hoạt động, hay quấy khóc và ăn kém…
Báo cáo dựa trên việc thu thập số liệu tổng hợp phiếu xét nghiệm máu của trẻ dưới 5 tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10 – 12/2013 và phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ về cách chăm sóc trẻ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có khoảng 33% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng, trong đó có đến 27% trẻ bị thiếu máu ở mức độ trung bình và nặng. Bên cạnh đó, tỉ lệ trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng giảm dần theo sự tăng dần của từng nhóm tuổi và có khoảng 58% các bà mẹ cần được cung cấp thông tin về kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ.
Theo các chuyên gia, thiếu máu dinh dưỡng diễn ra âm thầm nhưng thường gây nên những hậu quả to lớn cho sức khỏe con người. Trong đó, nhóm trẻ dưới 5 tuổi thường là nhóm dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí óc, về lâu dài sẽ tác động đến khả năng học tập, lao động của trẻ trong tương lai.
Tại Việt Nam, thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt ở trẻ là nguyên nhân làm mất đi 740 tỉ USD mỗi năm do chăm sóc y tế cho trẻ ốm.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bà mẹ khi mang thai cũng đóng vai trò quan trọng giúp phòng chống thiếu máu ở trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo, cần bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi cũng như cho các bà mẹ ngay từ khi mang thai. Theo đó, dùng thực phẩm bổ sung công thức sinh học với đầy đủ dưỡng chất từ thiên nhiên thuần khiết sẽ giúp mẹ và bé hấp thu dưỡng chất tối ưu, hiệu quả cao phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, giúp mẹ và bé phát triển toàn diện, nâng cao thể trạng, sức đề kháng, mẹ khỏe, con thông minh.
Việc uống bổ sung sắt và axit folic, ăn uống, lao động khi mang thai của bà mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của thai nhi, giúp trẻ phát triển tốt, phòng chống bệnh tật, bao gồm bệnh thiếu máu ở trẻ…