Logo Bài Thuốc Quý

Phòng bệnh tăng huyết áp bằng giấm

01/01/2020 · Sức khỏe
Giấm là một loại gia vị rất hay được sử dụng trong bếp ăn của người Việt. Giấm có vị chua, thơm, thường ngâm cùng măng ớt để tạo chua cay cho món ăn. Giấm còn có nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó phải kể đến phòng và hỗ trợ chữa bệnh tăng huyết áp.dụng

Giấm

Giấm là gia vị được sử dụng nhiều trong các gia đình của người Việt Nam, có rất nhiều tác dụng chữa bệnh của giấm mà ít người biết đến, ngoài ra có rất nhiều các loại giấm. Giấm thường được phân biệt với các màu sắc bởi được làm từ các nguyên liệu khác nhau.

Giấm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, axít amin và các axít hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, y học và rất nhiều lợi ích khác.

tỏi ngâm giấm

Tỏi ngâm giấm

Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Sở dĩ có được công dụng này là vì acid nicken và vitamin C trong thành phần của giấm có tác dụng làm giãn mạch, hạ cholesterol, chống béo phì và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch. Các thực phẩm ngâm với giấm như lạc, đậu nành, tỏi, nấm hương, rong biển... đều có tác dụng làm giảm mỡ máu, phòng chống vữa xơ động mạch, góp phần điều hòa huyết áp.

Tác dụng phòng và trị tăng huyết áp của giấm

Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Bài 1: Lạc sống (hạt lạc còn nguyên vỏ): 1 bát, ngâm với một lượng giấm vừa đủ ít nhất trong 7 ngày, mỗi ngày đảo đều 2 lần. Hàng ngày, vào buổi sáng và buổi tối ăn mỗi lần 10 hạt. Khi huyết áp đã hạ và ổn định có thể chỉ ăn 1 lần trong ngày.

Lạc sống (hạt lạc còn nguyên vỏ) ngâm với giấm có tác dụng ngừa tăng huyết áp.

Lạc sống (hạt lạc còn nguyên vỏ) ngâm với giấm có tác dụng ngừa tăng huyết áp.

Bài 2: Đậu nành rang vàng 500g, (chú ý không được để cháy) rồi đem ngâm với 1 lít giấm, sau 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 - 6 hạt, dùng thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe.

Bài 3: Tỏi vừa đủ (dùng loại vỏ tím là tốt nhất) bóc bỏ vỏ rồi đem ngâm cùng với 150g đường đỏ trong 150ml giấm, sau chừng nửa tháng là dùng được. Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi và uống một chút nước giấm vào lúc sáng sớm khi chưa điểm tâm, 10 - 15 ngày là 1 liệu trình.

Bài 4: Nấm hương lượng vừa đủ, bỏ cuống, rửa sạch rồi cho vào trong lọ, đổ giấm ngập kín ngâm trong khoảng nửa tháng là được. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml. Tương tự như vậy, có thể thay nấm hương bằng rong biển (còn gọi là côn bố hoặc hải đới).

Bài 5: Giấm 500ml cho vào nồi đun sôi, rồi đổ 500g mật ong vào luyện thành dạng hồ. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 10g.

Bài 6: Đem hòa tan 500g đường phèn với 100ml giấm, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml sau bữa ăn, 10 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục 3 - 5 liệu trình.

Bài 7: Đập 1 quả trứng gà vào bát, đổ 60ml giấm vào quấy đều rồi hấp chín, ăn vào sáng sớm, 7 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục vài liệu trình.

Lưu ý

Những người mắc các bệnh sau không nên dùng giấm.

Người đang uống một loại thuốc nào đó thì không nên dùng giấm. Các thuốc loại sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận. Khi dùng các loại thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn giấm sẽ làm cho tác dụng của thuốc triệt tiêu lẫn nhau.

Những người bị sỏi mật, ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính acid vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.

Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều giấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn, do vậy nên thận trọng khi ăn.

Theo SKĐS