Nước lau sàn nhà có tác hại gì không?
Tác hại của nước lau sàn nhà
Ảnh hưởng gan, thận
Hầu hết trong nước lau nhà đều có chứa chất formandehyt – một chất không tốt cho sức khỏe. Nhiều người thường có thói quen người lạm dụng chất tẩy rửa, chất lau sàn trong khi vệ sinh nhà cửa. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe nói chung, sức khỏe gan, thận nói riêng.
Khi lau nhà, các hóa chất này sẽ phát tán ra môi trường quanh nhà, nếu tiếp xúc ở nồng độ ít có thể không ảnh hưởng nhiều, nhưng tiếp xúc liên tục hàng ngày sẽ ngấm qua da, vào máu gây tích tũy trong mô mỡ, ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí dẫn đến nhiễm độc máu.
Gây ung thư
Trong hầu hết các sản phẩm vệ sinh, bao gồm cả nước lau sàn nhà đều chứa hóa chất tẩy rửa gốc nonyl phenol, benzyl, sodium hypochlorite, chlorine… Các hóa chất này có tác hại trực tiếp đến sức khỏe và tăng nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên.
Gây dị ứng
Rất nhiều sản phẩm vệ sinh chứa axit, trong đó có cả các thành phần thuộc nhóm chất bay hơi VOC. Chỉ nồng độ nhỏ của VOC cũng có thể gây kích ứng, nhất là với trẻ nhỏ và những người mẫn cảm. Vì vậy, nếu chọn phải loại nước lau nhà kém chất lượng, người dùng rất dễ bị viêm da kích ứng, đặc biệt là những người da mẫn cảm như trẻ em, người gia, phụ nữ có thai… Khi bị kích ứng da, dị ứng, các triệu chứng phổ biến xuất hiện bao gồm đỏ da, sưng tấy, ngứa, khó thở, hắt hơi liên tục…
Ảnh hưởng hệ hô hấp
Axit HCl cũng có mặt trong nhiều sản phẩm tẩy rửa, lau nhà. Loại axit này có tác động không nhỏ đến sức khoẻ người dùng, tùy ở các nồng độ khác nhau. Ở mức độ đậm đặc, HCl có thể tạo ra khói mù, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Hương thơm nhân tạo từ các chất lau sàng nhà này cũng là một trong những thủ phạm làm tăng các bệnh hô hấp ở những người có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là trẻ em.
Những đối tượng nên hạn chế tiếp xúc với nước lau sàn nhà
Trẻ nhỏ
Cơ thể của trẻ có sức đề kháng kém nên không thể loại bỏ được các chất độc ra khỏi cơ thể như đối với người lớn. Do vậy, trẻ cần hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa, bao gồm cả nước lau sàn. Đặc biệt, nhiều trẻ còn chưa ý thức được sự nguy hiểm của chất tẩy rửa này nên nếu không may uống nhầm sẽ rất nguy hiểm.
Người mắc bệnh á sừng về tay, chân
Với những người mắc các bệnh liên quan đến viêm da tay cơ địa không nên tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa lau sàn nhà. Phần lớn các chất tẩy rửa có hàm lượng chất tẩy cao, làm tổn hại đến sự bền vững của các tế bào da, các lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ khiến cho da bị bong và càng làm cho bệnh trở nên trầm trọng.
Lưu ý khi sử dụng nước lau sàn nhà
Theo kỹ sư hóa Hồ Thị Thu Thủy nguyên cán bộ Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm khu vực miền Trung chia sẻ, các hóa chất trong sản phẩm tẩy rửa thường có hoạt chất công dụng diệt khuẩn mạnh như hợp chất Clo, peroxit (oxy hóa diệt khuẩn) nếu chúng ta hít phải hợp chất này thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây độc, hại da… Ngoài ra, còn các chất phụ gia tạo mùi thơm cũng ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây thiếu oxy dẫn đến ngột thở, khô cổ, choáng váng…
Theo KS.Thủy khi sử dụng các chất tẩy rửa, không nên tiếp xúc trực tiếp mà phải mang bao tay. Lau chùi xong phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
Chúng ta có thể dùng nước sạch để lau nhà và có thể sử dụng giấm hoặc chanh hoà cùng với nước để tạo thành dung dịch tẩy rửa thay thế.
Mỗi lần dùng nước lau sàn nhà hãy bật quạt và mở cửa sổ nếu có để cho tháng khí, đẩy các khi độc nhà ngoài.
Nên sử dụng một lượng nước lau sàn nhà nhất định, không nên lạm dụng ngày nào cũng lau. Sau khi sử dụng cần đóng nắp và cất ở nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ. Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất tẩy rửa, không ngửi các loại mùi này quá lâu.
Khi sử dụng nước lau sàn nhà nên chọn các hãng uy tín, đã được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng, có ghi nhận thử nghiệm an toàn.
Người dân nên hạn chế các sản phẩm tẩy rửa có chứa axit, đặc biệt là khi thời tiết âm u, độ ẩm cao bởi axit bay hơi lên không thể thoát lên cao sẽ lởn vởn đọng lại trong phòng nhà khiến người dùng dễ dàng hít phải, gây nhiễm độc.