Những thói quen giúp bạn giảm đau
Thở, thiền, và phản hồi sinh học
Hít thở sâu, phản hồi sinh học và thiền định là các kỹ thuật quản lý căng thẳng để thư giãn cơ thể, giúp giảm đau. Việc đơn giản trước tiên là từ từ nhắm mắt lại… hít vào… thở ra.
Tránh rượu bia
Mặc dù rượu bia có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, nhưng nó chuyển hóa, tạo ra giấc ngủ nông, thậm chí có thể làm bạn thức giấc bất kỳ lúc nào.
Bỏ hút thuốc
Một số người tìm ra cách tạm thời giảm căng thẳng và đau đớn bằng việc hút thuốc. Điều trớ trêu là hút thuốc thực sự làm cơ thể đau hơn trong thời gian dài. Nó làm chậm quá trình lưu thông máu, làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm, gây ra đau lưng.
Ăn tốt hơn
Bạn đang bị đau mạn tính, cách để giữ cho cơ thể mạnh mẽ là chế độ ăn uống cân bằng. Ăn uống đúng giúp cải thiện lượng đường trong máu, duy trì trọng lượng, làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Hỗ trợ bác sĩ
Giữ sổ ghi chép cơn đau là cách tuyệt vời để giúp bác sĩ hiểu và điều trị hiệu quả hơn. Vào cuối mỗi ngày, ghi lại “điểm đau” từ 1 đến 10. Sau đó lưu ý những gì bạn đã làm ngày hôm đó, và bạn cảm thấy thế nào khi làm các việc này. Khi gặp bác sĩ, đưa bác sĩ xem và thảo luận về những phát hiện của bạn.
Lên lịch thư giãn, thiết lập giới hạn
Bằng cách chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, bạn có thể quản lý tốt hơn cơn đau. Hãy nói không với những sự kiện như tiệc tùng nếu bạn cần nghỉ ngơi.
Tự đánh lạc hướng
Tập trung vào cơn đau chỉ có thể làm cho nó tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần phải bận rộn với các hoạt động như học nấu ăn, tham gia câu lạc bộ trồng vườn, thể thao nhẹ, học cắm hoa… để cho tâm trí bạn không để ý đến cơn đau.
Hiểu rõ về thuốc
Hiểu rõ các loại thuốc đang dùng rằng chúng hỗ trợ cơ thể thế nào và tác dụng phụ của chúng. Phải hiểu kỹ để có thể tìm cho mình các lựa chọn điều trị khác.
Chia sẻ
Nhiều người đang đối phó với cơn đau mạn tính, vì vậy bạn không đơn độc. Nói với bạn bè và gia đình những gì bạn đang cảm thấy, chia sẻ những gì bạn biết với những người khác.