Những mối nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp
Bệnh có thể làm tổn thương đến các khớp và gây cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Thoái hóa khớp tấn công lớp trẻ
Chị Hạnh Nga, 32 tuổi, là nhân viên văn phòng cho một công ty chuyên về điện tử. Do tính chất công việc của công ty nên chị thường xuyên làm việc với máy vi tính. Dù mới hơn 30 tuổi nhưng chị thường xuyên mệt mỏi, hay đau cổ, vai gáy và lưng dẫn đến thoái hóa các khớp sớm. Khi đi khám, bác sĩ cho biết chị bị thoái hóa khớp sớm và nguyên nhân chủ yêu là do chị làm việc với máy tính lâu, ngồi sai tư thế, đôi khi ngủ ở ghế hoặc gục lên bàn… Đây là những thói quen xấu khiến nhiều chị em văn phòng dễ có nguy cơ bị thoái hóa các khớp cao. Người bị bệnh thường thoái hóa có biểu hiện đau mỏi vùng cổ, sau lan xuống bả vai, cánh tay. Nhiều lúc cảm giác đau như kim châm tê tê sau nếu bệnh nặng có thể đau nhói, buốt từng cơn.
Chị Mai Anh, nhân viên ngân hàng, có cũng bị thoái hóa khớp hơn 2 năm nay cho dù chị mới 35 tuổi. Biểu hiện rõ rệt nhất mà chị gặp phải là hễ thời tiết cứ trở lạnh là chân chị đi lại rất khó khăn. Đặc biệt, những lần đứng lên ngồi xuống là một cực hình với chị. Mặc dù chị có đi khám và uống các loại thuốc về xương khớp nhưng tình trạng bệnh của chị cũng không được cải thiện là mấy.
Ảnh minh họa
Còn anh Hà chồng chị Hương, một nhân viên tư vấn tài chính, lại thường xuyên bị tê bì các đầu ngón chân, đau buốt, đi lại khó khăn… sau khi ngồi quá lâu. Anh thường phải mất vài phút vận động thì hiện tượng này mới đỡ.
Sau khi tìm hiểu các thông tin chị Hương đã sử dụng nhiều biện pháp như xoa bóp, bôi dầu nóng, dán cao, tập thể dục,… nhưng vẫn không đỡ. Chị đã mua cả thuốc giảm đau dành cho viêm cơ, viêm khớp nhưng cũng chỉ giúp anh chống đỡ trong thời gian ngắn, vài ngày sau bệnh lại tái phát. Đi khám các bác sĩ cho biết anh bị thoái hóa khớp nặng để quá lâu nên phải điều trị lâu ngày và tốn kém.
Không nên thờ ơ với bệnh thoái hóa khớp
Theo các bác sỹ chuyên khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện E độ tuổi trung bình của người bị thoái hóa khớp thường là 45- 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người làm công việc văn phòng mới bước vào độ tuổi ngoài 30 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này, Vì thoái hóa khớp diễn ra âm thầm bên trong khớp, bào mòn và phá hủy lớp sụn bao phủ đầu xương nên phần lớn các bệnh nhân đều chủ quan về bệnh. Thấy các triệu chứng chỉ thoáng qua, nhiều người quên bẵng luôn. Thời gian đầu, các bệnh nhân có cảm giác các cơn đau thưa thớt, đau rồi lại giảm nhưng lâu dẫn vùng đau lan rộng sang các khớp khác, tuần suất dày hơn.
Có bệnh nhân sụn khớp ngón tay bị thoái hóa, tổn thương nghiêm trọng làm ngón tay biến dạng, có bệnh nhân khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp dẫn đến tàn phế phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. Những người chờ đến khi bệnh phát triển như các bệnh nhân nói trên mới đến bệnh viện là không ít. Theo các bác sĩ chuyên khoa nội xương khớp, cứ khoảng 100 bệnh nhân khớp tìm đến bác sĩ thì có đến hơn 50% là ở giai đoạn đã quá đau và không thể chịu đựng được nữa.
Ảnh minh họa
Đối với những trường hợp người béo phì và ít vận động, sụn khớp không được kích thích để tái tạo nhanh chóng nếu đã mắc căn bệnh này mà không điều trị kịp thời sẽ bị tàn phế suốt đời. Đối với người thừa cân, béo phì cần có biện pháp giảm cân để đỡ sự quá tải cho hệ xương khớp nhất là khớp gối và cột sống.
Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân rất thờ ơ với bệnh để giải quyết triệu chứng đau của bệnh, nhiều người bệnh tự mua thuốc điều trị hoặc điều trị theo cách truyền miệng hay theo các bài thuốc “gia truyền” không rõ nguồn gốc. Cách điều trị này khiến bệnh ngày càng nặng thêm và gây tổn thương nặng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận, tim mạch… của người bệnh.
Chính vì thế để phòng ngừa bênh thoái hóa khớp chúng ta cần tập thể dục đều đặn đi bộ, chạy bộ, rèn luyện sức mạnh của đôi chân, tránh bị thừa cân, tránh những động tác quá mạnh, quá đột ngột, nhất là những động tác có thể làm lệnh trục khớp và cột sống. Trong ăn uống, cần giảm muốn, đường, mỡ, tăng protid, can xi và vitamin. Điều trị tích cực các bệnh lý của hệ thống xương khớp vì đây là các yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hóa.
Đối với những người bị bệnh này cần lên kế hoạch chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất… Đối với người phải ngồi nhiều như giới văn phòng, cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế thường xuyên sau 1-2 giờ.
Hàng ngày cần có quỹ thời gian để tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều. Những phương pháp châm cứu, xoa bóp, day bấm huyết, nắn chỉnh, chườm thuốc… kết hợp với ăn uống hợp lý, bổ sung collagen type 2 không biến tính, cũng có thể làm giám đau khớp gối, giúp tái tạo lại cầu trúc và làm cho khớp gối vững chắn hơn.
Tuy nhiên, khi đã có các dấu hiệu của thoái hóa khớp, cần đến các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp tránh để hậu quả nặng nề sau này.