Những chất thiếu hoặc thừa trong cơ thể có thể gây bệnh ung thư
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ chuyện ăn uống. Bị hãy tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, phòng bệnh và giữ sức khỏe tốt nhất.
1. Cơ thể thiếu chất xơ có thể bị ung thư đại trực tràng
Nguy cơ ung thư đại trực tràng (ung thư ruột kết) là do thức ăn lưu trữ lâu trong ruột. Trong cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống của nhiều người thường thiễu chất xơ, cellulose... nhiều protein, chất béo...
Thực phẩm protein cao, chất béo cao sau khi vào cơ thể sẽ phân giải và sinh ra nhiều chất gây ung thư. Những chất này lưu lại trên màng ruột kết trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư ruột kết. Nếu cơ thể được cung cấp đủ chất xơ, thức ăn qua đường ruột sẽ được tiêu hóa nhanh hơn, nhờ đó những chất gây ung thư cũng được sản sinh ra ít hơn và nhanh chóng loại bỏ khỏi cơ thể nên nguy cơ ung thư đại trực tràng cũng giảm.
Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các thực phẩm như yến mạch, các loại đậu, carotene, cam quýt, lúa mạch...
Cơ thể thiếu hoặc thừa chất đều không có lợi vì đó có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư đe dọa sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
2. Cớ thể thiếu i-ốt có thể bị ung thư tuyến giáp
Thiếu i-ốt dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp và ảnh hưởng tới nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi chung là “các rối loạn do thiếu i-ốt.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất, ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn thì các tế bào trong cơ thể sẽ không còn hoạt động hiệu quả như bình thường, khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh khác.
Nếu chức năng tuyến giáp bị suy giảm hoặc nồng độ hormone tuyến giáp trong máu tăng cao có thể gây ra những tổn thương ở mô và rối loạn chuyển hóa hoặc gây những tổn hại về mô, chuyển hóa (nhiễm độc giáp), nhịp tim thường xuyên nhanh, tăng nhu động ruột,…
Nếu không được điều trị kịp thời, cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Chế độ ăn uống nghèo iodine cũng góp phần vào sự xuất hiện của ung thư liên quan đễn estrogen như vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Vì vậy, bạn nên bổ sung i-ốt từ những thực phẩm như rong biển, hải sâm, rong biển, nghêu, mực...
3. Cơ thể thiếu vitamin D có thể bị ung thư vú
Trung tâm Y tế thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) vừa kết thúc một nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy mối liên kết giữa việc bổ sung liều vitamin D cao và tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Theo nghiên cứu này, những phụ nữ thường xuyên tắm nắng và bổ sung vitamin D qua ăn uống giảm được tới 75% rủi ro mắc các loại bệnh ung thư nói chung và 50% nguy cơ di căn ở nhóm đã mắc bệnh, nhất là ung thư vú nhạy cảm với estrogen.
Các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở, những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh sử ung thư vú, có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn... sẽ dễ mắc bệnh ung thư vú hơn những người khác. Để phòng ngừa bệnh này, chị em nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D như cá, gan bò, lòng đỏ trứng...thường xuyên cần ánh nắng mặt trời để thúc đẩy cơ thể tổng hợp vitamin D nhiều hơn.
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ảnh minh họa
Cơ thể thiếu chất dẫn đến ung thư là điều không thể phủ nhận, nhưng bên cạnh đó, có một số chất nếu quá thừa trong cơ thể cũng có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Trong trường hợp xấu nhất là nó cũng có thể dẫn đến các bệnh ung thư. Cụ thể là: Hàm lượng sắt và lipid trong máu cao có thể tăng nguy cơ ung thư nói chung.
"Sắt và lipid kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự ứng suất oxy hóa - yếu tố đóng vai trò trong quá trình phát triển ung thư", Tiến sĩ Arch G. Mainous III, Đại học Y Nam Carolina (Mỹ), cho biết. Nghiên cứu được tiến hành trên khoảng 3.000 người có lượng sắt và lipid cao. Họ được đo lượng sắt và 3 loại cholesterol là HDL, LDL và VLDL trong máu (trong đó, HDL là loại cholesterol có lợi, còn LDL và VLDL gây hại). VLDL là cholesterol có hàm lượng lipid rất thấp.
Kết quả cho thấy, quá nhiều sắt trong máu làm tăng 66% nguy cơ phát triển ung thư, còn nhiều cholesterol VLDL tăng 54%. Nếu hàm lượng hai vi tố này đồng thời cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ lên tới 168%. Ngoài ra, nhiều sắt cộng với ít cholesterol HDL cũng làm tăng nguy cơ đến mức tương tự. Điều này chứng tỏ việc giảm sắt và lipid ở những người dư thừa hai vi chất này có thểgiúp ngăn ngừa bệnh ung thư.