Nguyên nhân tại sao bị rụng tóc
Các nguyên nhân gây rụng tóc
Tóc rụng do ô nhiễm nguồn nước
Gội đầu dưới nguồn nước bị ô nhiễm, bị phèn là một trong các nguyên nhân gây rụng tóc. Vì nguồn nước mà ô nhiễm thì bạn có dùng bất cứ loại dầu gội nào cũng đều không có tác dụng. Ô nhiễm nguồn nước không những làm tóc rụng nhiều mà còn có thể làm da đầu bị di ứng, nấm chân tóc rất nguy hiểm. Vì vậy khi thấy tóc rụng khá nhiều bạn nên kiểm tra nguồn nước đầu tiên xem có bẩn , nhiễm phèn không? Tốt nhất bạn nên lắp thêm các thiệt bị xử lý nguồn nước sinh hoạt để đẩm bảo không bị ô nhiễm.
Chế độ dinh dưỡng không đủ
Tóc được cấu tạo bởi thành phần chủ yếu là protein (88%). Những protein này là những loại sợi cứng, gọi là keratin. Các thành phần khác của tóc gồm: nước, chất béo, hydrat carbon, vitamin, khoáng chất. thân tóc cứng. Khi bị thiếu các loại protein và vitamin khoáng chất tóc sẽ bị yếu dần và dễ gãy rụng. Để hạn chế tóc gãy rụng bạn cần ăn uống đầy đủ chất và vitamin để cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
Gội đầu không hợp lý cũng làm rụng tóc
Gội đầu quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho tóc. Nếu gội đầu quá ít sẽ làm cho da dầu bị bưng bít, mồ hôi không thoát được bị bưng bít lại làm chân tóc mềm dễ rụng hơn. Còn nếu gội đầu quá nhiều thì làm cho da đầu và tóc không cân bằng được đổ ẩm, tóc bị tẩy rửa quá nhiều, quá mạnh cũng làm cho tóc dễ giòn và gãy rụng. Vì vậy khi thấy tóc không sạch thì bạn nên đi gội đầu chứ đừng theo một ngày cố định nào đó.
Rụng tóc do tâm lý, streess
Khi tâm lý không ổn định, lo lắng, strees sẽ làm cho các tế bào không được phục hồi gây tác hại lên các tế bào của tóc gây rụng tóc. Vì vậy để tránh tóc gãy rụng bạn cần biết cách ổn định tâm lý, tránh stress, ăn uống , ngủ nghỉ hợp lý để có cơ thể luôn khỏe mạnh.
Rụng tóc do lạm rụng hóa mỹ phẩm
Ngày nay việc làm đẹp tóc ngày càng phổ biến, việc sử dụng các loại thuốc uốn, duỗi, nhuộm tóc không còn xa lạ với phái đẹp. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc tốt sau khi dùng các loại hóa mỹ phẩm này tóc sẽ bị khô, xơ, chẻ ngọn và dễ gãy rụng
Rụng tóc vì dùng thuốc, hóa trị liệu
Bạn đang bị mắc một bệnh nào đó cần dùng thuốc hoặc hóa trị liệu có thể làm cho tóc rụng nhiều. Nhưng những trường hợp này tóc sẽ mọc lại khi dừng uống thuốc và hóa trị liệu. Bạn cần massage da đầu thường xuyên để kích thích mọc tóc. Khi tóc có dấu hiệu mọc trở lại cần chú ý chăm sóc tóc cẩn thận.
Rụng tóc sau khi sinh
Rụng tóc sau sinh nguyên nhân phần lớn là do những thay đổi về hóc-môn, sinh lý và cảm xúc xảy ra trong thời điểm này. Nhưng bạn đừng quá hoang mang bởi điều đó vẫn có thể điều trị để giảm mức độ trầm trọng của phạm vi rụng tóc. Bạn nên bổ sung dưỡng chất và vitamin, tránh tâm lý lo lắng, streess.
Do rối loạn hoocmon
Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra có tới 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu liên quan đến việc mất cân bằng giữa DHT và Testosteron trong máu. Ở tuổi dậy thì tóc có thể bị nhờn nhiều hơn còn thời kỳ mãn kinh cơ thể bị thiếu hụt oestrogen và progesteron có thể gây tăng cân, rụng tóc. Trường hợp này nếu được điều trị đúng cách, sau 2-3 tháng tóc có thể mọc lại.
Nguyên nhân gốc rễ của chứng rụng tóc, hói đầu là do sự mất cân bằng nồng độ DHT và Testosteron chứ không chỉ đơn thuần do sự thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Điều đó lý giải tại sao các sản phẩm trị rụng tóc trên thị trường hiện nay không thể đảm bảo tác dụng chữa trị với 100% các trường hợp bệnh nhân.
Các khắc phục tóc rụng
Bệnh rụng tóc cũng không dễ chữa trị tận gốc. Nếu bị rụng tóc bệnh lý nếu chúng ta không phát hiện và điều trị sớm thì rất khó chữa trị dứt điểm. Một số trường hợp bị hói đầu hoặc rụng tóc vĩnh viễn vì để tình trạng rụng tóc quá lâu làm cho nang tóc thái hóa không mọc lại được. Những phương pháp chính chữa bệnh rụng tóc bao gồm:
Phương pháp phẫu thuật cấy tóc
Đây là một phương pháp chuyển các mảng da có tóc sang vùng da không có tóc trên đỉnh đầu. Các mảnh da này thường chứa từ 12-20 sợi tóc và có thể mang lại hiệu quả tốt, nhưng sẽ khó thực hiện ở một số người lớn tuổi. Hiện nay thì các mảnh da lấy đi cấy ghép sẽ nhỏ hơn chứa 1-2 nang tóc và vùng da được cấy ghép sẽ tự nhiên hơn.
Phương pháp này phụ thuộc vào sự khỏe mạnh của phần tóc được cấy chuyển và tùy sự mong đợi của từng người. Đối tượng tốt nhất có thể phẫu thuật tái tạo tóc một cách hiệu quả là mới rụng tóc trong 1 năm. Tuy nhiên, việc cấy tóc có thể khắc phục chứng hói đầu song nó sẽ gây tốn kém, đau đớn, tác dụng phụ.
Giảm diện tích da vùng hói
Là phương pháp cắt bớt các rìa bên ngoài của vùng da bị hói và làm căng giãn vùng da còn lại để che lấp và làm nhỏ phần ít tóc. Tuy nhiên dùng phương pháp nay sẽ có sẹo sau phẫu thuật. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước
Chế độ ăn uống đủ chất: Chất đạm, chất khoáng và vitamin: Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến mái tóc rất rõ rệt. Vitamin H (hay còn gọi là biotin H, vitamin B8), chất đạm, vitamin nhóm B và các chất khoáng có khả năng kích thích sự phát triển của tóc. Kẽm có tác dụng định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, chống một số chất độc, kim loại nặng, cho ta một mái tóc khỏe mạnh và sạch sẽ. Kẽm có nhiều trong gan, sò, thịt đỏ, cá, óc, trứng.
Tránh tình trạng quá căng thẳng, stress mạnh. Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân chính dẫn đến rụng tóc ở phụ nữ là do stress trong công việc hằng ngày ngày càng tăng. Thường gặp ở phụ nữ khi có thai, sau khi sinh nở, sau phẫu thuật, ăn kiêng không hợp lý, quá mệt mỏi, bận rộn... Hậu quả của stress không chỉ thể hiện ở hiện tượng rụng tóc mà còn làm xấu làn da, da hay bị sần, có đốm và mẩn ngứa.
Dùng thuốc chống rụng tóc: Thuốc chống rụng tóc bổ sung các hoạt chất cần cho sự phát triển tóc ngay ở phần nuôi dưỡng da nằm dưới chân tóc. Phần lớn các thuốc chứa vitamin, chất khoáng và acid amin có hiệu quả cho các trường hợp chỉ bị rụng tóc nhẹ.
Bí quyết chăm sóc tóc đúng cách.
Để mái tóc khỏe mạnh, không bị gãy rụng, chúng ta cần biết chăm sóc tóc đúng cách bất cứ mọi lúc mọi nơi. Tránh làm tổn thương chân tóc. Dưới đây là các bí quyết chăm sóc tóc đúng cách bạn nên tham khảo:
- Không nên thường xuyên sấy tóc, hạn chế uốn, ép, nhuộm tóc trong thời gian ngắn vì khi tóc tiếp xúc với các hoá chất và nhiệt độ cao sẽ làm cho các dưỡng chất protein trong tóc bị suy yếu, tóc bị khô, mỏng và dễ gãy rụng hơn.
- Gội đầu đúng cách. Khi gọi đầu bạn nên chọn các loại dầu gội phù hợp với mái tóc. Mát xa và gãi nhẹ nhàng da đầu để không bị làm bong tróc chân tóc. Không nên chải tóc khi gội vì khi tóc ướt sẽ rất yếu và dễ bị rụng. Cũng không nên lau chà tóc mạnh tay với khăn lau vì sẽ làm ảnh hưởng đến lớp protein bao bọc quanh tóc làm tóc yếu hơn.
- Sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên như mặt nạ mật ong, dầu dừa, oliu, trứng gà để giúp tóc khỏe mạnh, bóng mượt hơn.
- Chế độ ăn uống cũng cần phải khoa học điều độ thì hiện tượng tóc rụng cũng có thể được khắc phục. Bạn nên bổ xung các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm là những khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Các thực phẩm chứa nhiều sắt là các loại thịt đỏ, cá, rau cải xoong, cải xoắn, và các loại ngũ cốc
- Bổ xung Protein để hỗ trợ tái tạo một mái tóc bóng mượt và khỏe mạnh. Protein có nhiều trong thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa và các loại đậu.
- Bổ xung vitamin C: để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm các loại trái cây có vị chua, rau lá xanh, cà chua… Rau củ và trái cây luôn tốt cho sức khỏe và mái tóc của bạn
- Axit béo Omega-3: Sẽ đóng vai trò duy trì độ ẩm và hạn chế sự gãy rụng cho tóc. Axit béo Omega 3 có nhiều trong các loại cá ngừ, cá hồi, cá thu ..
- Vitamin B sẽ giúp tóc khỏe mạnh hơn. Vitamin B có nhiều trong men bia, lúa mì, đậu lăng, hạt hướng dương, đậu nành…
Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế căng thẳng và stress. Khi tinh thần mệt mỏi , mất ngủ não không được nghỉ ngơi sẽ làm cho các tế bào không được phục hồi , cơ thể không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng khiến mái tóc bị suy yếu và gãy rụng. Vì vậy cần duy trì một lối sống, tinh thần sảng khoái, và biết những cách chăm sóc mái tóc thì bạn sẽ không còn phải lo âu, buồn phiền vì mái tóc nữa.