Nguyên nhân gây hại cho gan
Những nguyên nhân gây hại cho lá gan
Thói quen ăn uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự khỏe mạnh của lá gan. Việc ăn nhiều chất béo, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm nhiễm độc hoặc chứa chất bảo quản, uống nhiều rượu bia là những nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến chức năng gan.
Bên cạnh đó, việc nhiễm virus hay sử dụng các thuốc gây hại cho gan kéo dài như thuốc chống lao, thuốc kháng retrovirus hay các thuốc giảm đau như paracetamol cũng có thể làm cho chức năng gan suy giảm.
Bảo vệ gan là cần thiết – tại sao?
Gan sản xuất và tiết mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa mỡ. Gan cũng đóng một số vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate: tân tạo đường, phân giải glycogen; tổng hợp glycogen; giáng hóa insulin và các hormone khác. Gan là nơi chuyển hóa protein, tổng hợp các yếu tố đông máu, chuyển hóa và đào thải chất độc, dự trữ nhiều chất khác nhau, tham gia vào quá trình miễn dịch…
Hiện tại, không có một cơ quan nhân tạo nào có thể đảm trách được toàn bộ chức năng vô cùng phức tạp của gan. Do đó tổn thương tế bào gan gây ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể. Như vậy, bảo vệ gan hết sức quan trọng và cần thiết. Nhưng bảo vệ như thế nào?
Thay đổi các thói quen xấu
Chúng ta nên thay đổi thói quen ăn uống, cần phải có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều trái cây tươi, rau quả; giảm thiểu lượng đường, muối, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế rượu bia, thuốc lá.
Thức quá khuya hay dậy quá muộn đều gây hại đến việc thải độc và nghỉ ngơi của gan. Vì vậy, hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ. Tốt nhất, hãy đi ngủ trước 23 giờ.
Nên uống nhiều nước để tăng khả năng giải độc cho gan.
Thảo dược – giải pháp an toàn và hiệu quả
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thảo dược trở thành một xu hướng được mọi người ưa chuộng bởi tính an toàn và hiệu quả, có thể dùng thường xuyên, lâu dài.
Smut can kết hợp các đặc tính quý báu của các loại thảo dược Cardus marianus, diệp hạ châu, bồ công anh, nhọ nồi.
Trong đó, Cardus marianus có chứa Silymarin có tác dụng ổn định màng tế bào, ngăn cản quá trình xâm nhập của chất độc vào bên trong tế bào gan; ức chế sự biến đổi gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan; bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan và kích thích phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại cũng như có tác dụng chống peroxyd hóa lipid, chống viêm.
Diệp hạ châu (hay còn gọi là chó đẻ răng cưa) có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt...Theo y học hiện đại, Diệp hạ châu có chứa các hoạt chất phyllanthin, hypophyllanthin, triacontanal có tác dụng ức chế men DNA polymerase của virus viêm gan B.
Bồ công anh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết tán kết. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, Bồ công anh có tác dụng ức chế các men oxy hoá khử peroxidase, catalase, ức chế sự nhân lên của virus HBV gây viêm gan B do đó có tác dụng bảo vệ gan.
Nhọ nồi có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, bổ can, thận. Các thử nghiệm với dịch chiết cỏ nhọ nồi cho thấy khả năng sống sót của tế bào gan tăng rõ rệt khi tiếp xúc với các hóa chất gây độc gan.