Nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi
Ảnh minh họa
Ăn nhiều tinh bột
Do ăn nhiều chất tinh bột trong khi cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Cách ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng, ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá).
Ngoài ra, có một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi…) hoặc thói quen sau khi ăn xong đã đi nằm nghỉ ngay.
Rối loạn vận động
Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật…). Bệnh trào ngược thực quản ngoài đầy hơi, trướng bụng còn gây nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.
Rối loạn vi khuẩn tiêu hóa
Do rối loạn hệ thống vi khuẩn chí trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.
Mắc bệnh đường tiêu hóa
Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày…), bệnh viêm đại tràng co thắt, bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng bởi vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng; do ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng…
Rối loạn hấp thu
Những trường hợp đau bụng ở trẻ em không tìm thấy nguyên nhân khác thì có tới 40% là do rối loạn hấp thu sữa.
Do căng thẳng
Tinh thần không thoải mái cũng có thể gây ra triệu chứng này. Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.
Ngoài ra, chứng đầy hơi, trướng bụng còn có thể do người bệnh dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm…
Đầy hơi do ăn các món ăn nhẹ cùng dưa hấu
Cùng với một số loại trái cây như táo, lê, xoài có tỷ lệ cao fructose chuyển hóa thành glucose. Điều này gây ra khí và đầy hơi.
Đầy hơi do lười tập luyện
Hoạt động thể chất sẽ kích thích cơ bắp và giúp giải phóng khí qua đường tiêu hóa.
Đầy hơi do đi du lịch
Gần 50% những người mắc táo bón trong kỳ nghỉ của mình. Các vi khuẩn trong ruột tạo ra khí và mắc kẹt trong đường tiêu hóa, gây đầy hơi. Thay đổi về nhịp sinh học cũng là kích thích tố khiến bạn đầy hơi.
Đầy hơi do có vấn đề về dạ dày
Khoảng 25% bệnh nhân bị viêm dạ dày, nhiễm trùng dạ dày đều bị đầy hơi, ngay cả khi đã khỏi bệnh. Được biết, ở những bệnh nhân bị vi khuẩn đường ruột (SIBO) có thể dẫn tới đầy hơi và khí.