Logo Bài Thuốc Quý

Ngủ quá nhiều dễ mắc bệnh, không tốt cho sức khỏe

01/01/2020 · Sức khỏe
Ngủ là một nhu cầu thiết yếu nhưng nếu lúc nào cũng buồn ngủ hay vùi mình trong chăn khi mặt trời đã đứng bóng thì có tốt? Bạn đã biết những gì về ngủ nhiều?

1. Thế nào là ngủ quá nhiều?

Thời lượng giấc ngủ không cố định, nó biến đổi rất nhiều tùy từng giai đoạn liên quan với mức độ hoạt động cũng như tình trạng sức khỏe và lối sống. Ví dụ khi bị stress hay ốm, bạn sẽ cần ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên chỉ nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm.

Ngủ nhiều, ngủ nhiều không tốt cho sức khỏe

2. Nguyên nhân
 
Chứng ngủ lịm (hypersomnia) với các biểu hiện như lo lắng, thiếu năng lượng và gặp vấn đề về trí nhớ, kết quả là bệnh nhân luôn cần ngủ.
 
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn: rối loạn này khiến bệnh nhân ngừng thở tạm thời trong suốt giấc ngủ. Bệnh nhân muốn ngủ thêm vì nó làm gián đoạn chu kỳ của giấc ngủ bình thường.
 
Ngoài ra còn có thể do rượu hoặc thuốc điều trị.
 
Trầm cảm cũng dẫn đến ngủ nhiều.
 
Và cũng có những người chỉ đơn giản là thích ngủ nhiều.

3. Các bệnh lý do ngủ nhiều

Tiểu đường: Trong 1 nghiên cứu gần 9.000 người Mỹ, các nhà ngiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ  giữa giấc ngủ và nguy cơ mắc đái tháo đường. Những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng 50% so với những người ngủ 7 tiếng. Nguy cơ cũng tăng lên ở những người ngủ ít hơn 5 tiếng.
 
Các nhà nghiên cứu chưa đưa ra kết luận cuối cùng về mối liên hệ giữa ngủ nhiều và tiểu đường nhưng họ cho rằng ngủ quá nhiều sẽ tạo ra nhiều bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến đái tháo đường.
 
Béo phì: tất nhiên ngủ quá nhiều sẽ làm bạn tăng cân. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người ngủ 9-10 tiếng tăng 21% mắc béo phì trong 6 năm  hơn những người chỉ ngủ 7-8 tiếng.
 
Đau đầu: với những người dễ bị đau đầu, ngủ nhiều hơn bình thường vào cuối tuần hay kỳ nghỉ có thể dẫn đến đau đầu. Các nhà nghiên cứu tin rằng ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh ở não như serotonin.
 
Những người ngủ quá nhiều trong ngày và bị gián đoạn giấc ngủ đêm sẽ có thể bị đau đầu vào buổi sáng.

Đau lưng: Trước đây các bác sĩ cho rằng đối với những bệnh nhân đau lưng thì cần ngủ và giảm luyện tập. Tuy nhiên, hiện các bác sĩ cho rằng cần duy trì luyện tập và chống lại việc ngủ nhiều hơn bình thường nếu có thể khi bạn bị đau lưng.

Trầm cảm: Mặc dù mất ngủ thường liên quan nhiều hơn đến trầm cảm nhưng có 15% bệnh nhân trầm cảm ngủ quá nhiều. Ngược lại, ngủ nhiều cũng sẽ càng làm bệnh trầm cảm tồi tệ hơn. Trong một số trường hợp thì mất ngủ là 1 cách hiệu quả để chống trầm cảm.

Bệnh tim: Nghiên cứu sức khỏe điều dưỡng (The Nurses’Health Study) với gần 72.000 phụ nữ tham gia, chỉ ra rằng những phụ nữ ngủ 9-11 tiếng mỗi đêm tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những người chỉ ngủ 8 tiếng. Tuy nhiên họ cũng chưa giải thích được tại sao lại có sự liên quan này.

Tử vong: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người ngủ 9 hoặc nhiều hơn sẽ tăng nguy cơ tử vong hơn  là chỉ ngủ  7-8 tiếng mỗi đêm. Chưa có giải thích cụ thể cho sự liên hệ này nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng thất vọng và vị trí xã hội thấp liên quan đến ngủ quá nhiều và những nhân tố này được xem như là tăng nguy cơ tử vong ở những người này.

4. Làm thế nào để không ngủ quá nhiều?

Nếu ngủ hơn 8 tiếng một đêm hãy gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân cho vấn đề này.

Nếu nguyên nhân do việc dùng các chất gây nghiện thì cách tốt nhất là cai các chất này; nếu do các rối loạn trong cơ thể thì cần phải điều trị .

Để có được giấc ngủ tốt và đủ các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Tránh dùng các chất chứa caffeine và rượu lúc gần đi ngủ. Tập thể dục đều đặn và tạo một không gian thoải moái trên giường ngủ.

Theo Dantri