Ngủ bị chảy nước dãi là bệnh gì?
Bình thường khi ngủ chảy nước dãi có thể là tư thế ngủ không đúng như ngủ gục trên bàn, ngủ nằm nghiêng. Nếu thời gian dài như vậy, có thể là do một căn bệnh nào gây ra. Chủ yếu có 4 nguyên nhân sau.
Răng hô
Răng hô, khấp khểnh là một trong 3 nguyên nhân gây chảy nước dãi khi ngủ. Đặc biệt là những người bị hô, khi ngủ miệng khó ngậm chặt bao bọc lấy toàn bộ răng, môi trên và dưới mở ra tự nhiên, như vậy dễ chảy nước dãi. Những người bị hô tốt nhất đi chỉnh lại răng.
Vệ sinh vòm miệng không tốt
Nhiệt độ và độ ẩm trong vòm miệng thích hợp nhất cho vi khuẩn phát triển, thức ăn ở trên răng và kẽ răng tàn lưu lại hoặc sự tích tụ của các chất đường đều dễ gây ra sâu răng và bệnh quanh răng. Các chứng viêm trong vòm họng sẽ tăng thêm nước bọt bài tiết.
Nếu vòm miệng bị vi khuẩn lây nhiễm, đau nhức rõ rệt sẽ dễ chảy nước bọt. Phải dùng thuốc mới giúp vết loét hồi phục, tình trạng chảy nước dãi sẽ tự động biến mất.
Khi ngủ chảy nước dãi, có vị mặn, gối có màu vàng nhạt, rất có khả năng do vệ sinh vòm miệng không tốt, thức ăn tàn lưu tích trữ, thời gian dài có nhiều cao răng từ đó gây viêm răng và một phần nướu chảy máu. Vì vậy nên khi ngủ nước dãi mới có vị mặn và màu vàng.
Một số bệnh cũng gây chảy nước dãi
Quy chế nước bọt điều tiết hoàn toàn do phản xạ, vì vậy chướng ngại về thần kinh điều tiết cũng gây ra chảy nước dãi khi ngủ.
Một số người bị bệnh toàn thân hoặc một vài cơ quan thần kinh có thể làm rối loạn thần kinh thực vật, khi ngủ sẽ gây hưng phấn dị thường cho thần kinh giao cảm phụ, từ đó làm cho não phát ra tín hiệu sai và gây tăng bài biết nước bọt.
Ngoài ra, uống một vài loại thuốc chống động kinh cũng gây tác dụng phụ là chảy nước bọt, khi mua thuốc cần chú ý.