Nên kiêng gì và ăn gì khi bị sỏi thận?
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.
Sỏi thận hay còn được gọi là xuất hiện sạn ở trong sỏi. Sỏi này được hình thành chủ yếu bởi các tinh thể rắn hoặc là các chất có thể kết tủa lại với nhau ở trong nước tiểu. Quá trình hình thành sỏi thận cũng chính là quá trình tạo tinh thể rắn trong nước tiểu.
Sỏi thận gồm có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là sỏi calci, ví dụ như calci oxalate, calci oxalate phosphat hay calci phosphat. Ngoài ra còn có sỏi acid uric hay sỏi cystin.
Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau, sỏi thể nhỏ hoặc là lớn đến vài cm. Lúc mới đầu khi các tinh thể này còn nhỏ chúng có thể tự đào thải ra ngoài được. Nhưng khi kích thước sỏi lớn chúng sẽ lấp đầy bể thận và lấp chặn các ống mang nước tiểu từ thận tới bàng quang, chúng không thể tự đào thải ra ngoài được, khiến người bệnh đau đớn.
Nguyên nhân dẫn tới sỏi thận chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý mà ra. Cụ thế nếu chế độ ăn có lượng protein cao cộng thêm uống quá ít nước sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo thống kê có khoảng 85% trường hợp sỏi thận được hình thành từ canxi, do đó cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý để giúp bệnh mau khỏi.
Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ, kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận; ngược lại, nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.
Nguyên nhân gây sỏi thận chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học.
Cần kiêng gì khi bị sỏi thận
1. Ăn ít các loại thịt
Bao gồm cả thịt gia cầm, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt trâu, thịt dê, kể cả thịt lợn cũng hạn chế). Bởi vì đó đều là những thực phẩm giàu protein sẽ làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu và hình thành các loại sỏi.
2. Hạn chế ăn hải sản
Nhất là hải sản giàu canxi như tôm, cua…bởi chúng sẽ càng làm gia tăng hàm lượng canxi trong cơ thể và khiến bệnh nặng hơn.
3. Kiêng ăn muối và các thực phẩm mặn
Muối sẽ gây hại trực tiếp đến chức năng của thận. Lúc này thận đang bị sỏi nên rất yếu, chức năng bài tiết kém. Nếu cố tình ăn mặn vào sẽ tạo gánh nặng cho thận, ảnh hưởng không tốt đến bệnh. Do đó trong giai đoạn này người bệnh hãy ưu tiên ăn thức ăn chế biến nhạt, uống nhiều nước hơn.
4. Kiêng ăn một số loại rau quả có chứa nhiều oxalate.
Bạn nên nhớ không chỉ thịt mới có oxalate mà nhiều loại rau xanh cũng chứa oxalate. Ví dụ như rau bina, các loại đậu hay rau muống…chúng sẽ làm tăng oxalate trong cơ thể và khiến sỏi phát triển mạnh hơn.
5. Kiêng ăn thực phẩm giàu mỡ động vật
Mỡ động vật sẽ càng làm gia tăng áp lực cho hệ tiêu hoá, ảnh hưởng tới thận khi phải đào thải nhiều. Hãy ưu tiên ăn các món ăn được chế biến theo cách hầm, luộc hay hấp là tốt nhất.
6. Hạn chế các thực phẩm khô như cá khô, tôm khô, thịt khô hay các loại mắm
Người sỏi thận cũng cần phải kiêng, bởi chúng rất mặn, chứa nhiều muối, không tốt cho người bị sỏi.
7. Kiêng các loại trà, đậu phộng, sô cô la
Một số thực phẩm khác mà người bị sỏi thận phải kiêng như sô cô la, đậu phộng, bột cám, trà đặc để tránh gây áp lực thêm cho thận.
8. Kiêng các đồ uống có chất kích thích
Người bị sỏi thận cần kiêng không được sử dụng rượu, bia, cà phê, các loại trà đặc, các loại đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai sẵn hoặc nước uống có quá nhiều đường… Tất cả các đồ uống này sẽ làm gia tăng thêm gánh nặng cho thận nên cần tránh, thay vào đó hãy uống thật nhiều nước lọc để thận đào thải sỏi ra ngoài.
9. Không nên ăn chuối
Chuối có chứa nhiều protein, đường, calci, phốt-pho, chất béo, kali, kẽm cùng nhiều vitamin. Tuy nhiên hàm lượng kali trong chuối lại quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động của thận.
10. Không nên dùng thuốc lá và các chất kích thích khác
Bởi các chất này vốn không tốt với sức khoẻ, nếu đang bị sỏi thận mà cố tình dùng sẽ càng làm tăng chất độc trong cơ thể, rất khó để hồi phục.
11. Không nên ăn hoa quả sấy khô
Kiêng tất cả các loại hoa quả sấy khô bởi vì chúng có chứa rất nhiều bazơ oxalic sẽ kích thích sỏi phát triển nặng hơn.
12. Không nên làm việc quá sức
Ngoài ra bệnh nhân bị sỏi thận cũng lưu ý tránh làm việc nặng nhọc, không mang vác vật nặng nhọc, tránh quan hệ tình dục trong thời gian này cho tới khi chữa khỏi bệnh.
Các loại thực phẩm ăn tốt cho người bị sỏi thận
1. Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất)
Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu, nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.
2. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, pho mai
Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, pho mai (khoảng 800 - 1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra, kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci nhưng không phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
3. Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi
Những loại thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.
Bị sỏi thận nên ăn nhiều rau xanh.
4. Nên ăn nhiều rau tươi
Giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ giúp về những việc nên và không nên làm khi bị sỏi thận để giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.