Logo Bài Thuốc Quý

Một số tác hại của rau mồng tơi

01/01/2020 · Sức khỏe
Rau mồng tơi tơi có nhiều giá rị dinh dưỡng và còn là vị thốc trong đông y. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều mồng tơi hoặc chế biến không đúng cách cũng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.

Mồng tơi đã loại rau ăn phổ biến được ưa chuộng trong những ngày hè. Một bát canh cua rau mồng tơi có lẽ sẽ là “tâm điểm” thanh nhiệt giúp giải cái nóng nực khó chịu, đem lại sự ngon miệng cho người ăn.

Nhưng ít ai biết rằng, rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao. Vào thời xưa, khi người ta chưa biết sử dụng mùng tơi làm rau ăn thì loại rau này đã được dùng để làm thuốc.

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Công dụng chính của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.


Rau mồng tơi.

Đồng thời, chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.

Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài những tác dụng chữa bệnh thì rau mồng tơi cũng có tác hại nếu ăn nhiều.

Tác hại tiềm ẩn của rau mồng tơi

Mồng tơi có thể gây kém hấp thu

Trong rau mồng tơi có chứa hàm lượng axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trên.

Nhưng nếu ăn kèm rau mồng tơi cùng các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam hoặc cà chua thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.

Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận

Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Gây mảng bám ở răng

Ăn rau mồng tơi sẽ có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này không hòa tan trong nước mà bám lại ở răng. Chính vì thế, sau khi ăn mồng tơi cần đánh răng để loại bỏ mảng bám.

Gây khó chịu trong dạ dày:

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Tiêu chảy

Điều mọi người cần lưu ý là những người từ trước đã ít dùng chất xơ thì cũng chỉ nên tăng dần từng ít một chứ không nên tăng nhanh một cách đột ngột sẽ gây rối loạn tiêu hóa; người có tình trạng tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên thận trọng với thực phẩm có nhiều chất xơ.

Thêm nữa, các loại thực phẩm có chất nhầy thường như rau mồng tơi thường có tính lương (mát) hoặc tính hàn (lạnh), tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, nhuận trường, lợi tiểu.

Một số cách nhận biết, chọn lựa mồng tơi

Nhận biết rau mồng tơi nhiễm hóa chất

Rau mồng tơi, lá óng, mướt, là mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài là rau đã được tắm thuốc kích phọt. Với rau mồng tơi ngay cả khi đã cắt thành bó, ngâm trong chậu nước có chứa thuốc kích phọt có thể vươn dài thêm 2030cm, ở các loại rau ăn lá, ăn ngọn khác cũng có thể vươn dài tương tự khi rau ngâm trong thuốc kích phọt.

Rau mồng tơi, lá óng, mướt, là mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài là rau đã được tắm thuốc kích phọt.

Cách chọn rau mồng tơi ngon

Nên chọn những mớ rau mồng tơi ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn và ngon.

Trước khi chế biến phải rửa sạch rau và ngâm qua nước muối hoặc nước gạo.

Rau mồng tơi chế biến xong phải ăn hết, nếu thừa đổ đi chứ không aeen ăn lại vì rất dễ bị ngộ độc

Theo Thanh Lê/Phunutoday.vn