Logo Bài Thuốc Quý

Môi và dấu hiệu nhận biết sức khỏe

01/01/2020 · Sức khỏe
Môi chính là một bảng dự báo thời tiết của cơ thể, màu sắc của môi, da môi và cả những hiện tượng bệnh lý quanh môi đều có thể phản ánh tố chất cơ bản và tín hiệu sức khỏe của cơ thể.

Môi trên thâm đỏ, trắng bệch - đại tràng có vấn đề

Môi trên khô cháy hoặc thâm đỏ báo hiệu bệnh đại tràng, đồng thời có triệu chứng tai, mũi không thông, cổ họng khan nuốt khó khăn, miệng rộp, hôi, bờ vai không thoải mái.

Môi trên trắng bệch là đại tráng hư hàn, trướng khí, bụng đau nhức từng cơn, đi ngoài, không lạnh lại run, lạnh nóng bất chợt vv.

Đối sách: Nên điều tiết dạ dày, đường ruột cho phù hợp, ăn nhiều thực phẩm có lợi cho dạ dày đường ruột, ví dụ đại tràng hư hàn nên bổ ấm. Thực phẩm dược nên lựa chọn hạt sen, gừng khô, nhân sâm, quế vv.

Môi đẹp, khỏe



Tím đỏ trong môi - gan quá nóng

Trong môi tím đỏ biểu hiện gan quá nóng, khí tỳ gấp gáp, nóng giận, sưng đau đe dọa, không cảm giác ăn uống.

Đối sách: Về ăn uống, dùng cà rốt, mã đề, mía và lê nấu nước lên uống, ăn cháo hoa cúc, cháo cần tây, đỗ xanh và gan lợn để điều chỉnh, những thực phẩm này đều giúp giảm bớt triệu chứng nóng gan. Ngoài ra, cần duy trì tâm trạng tốt, không nên kích động, nóng giận, học cách khống chế cảm xúc của mình.

Môi miệng khô nứt – âm hư quá nhiệt

Khô nứt là dịch cơ thể đã tổn thương, môi mất đi độ ẩm, trơn bóng, môi miệng bị xói mòn, hai bên môi lở loét và hiện tượng thiếu chất vitamin B2 hoặc dạ dày, tỳ quá nóng và âm hư quá nhiệt.

Đối sách: Nếu môi miệng có nứt nẻ nên ăn nhiều rau tươi giàu vitamin, nhưng không nên ăn quá nhiều cam, quýt bởi vì cam quýt là loại hoa quả dạng ôn nhiệt, ăn quá nhiều sẽ gây nóng làm môi miệng càng khô hơn. Về ẩm thực, lấy 50g mộc nhĩ tuyết, 10 quả táo đỏ cho nước đường nấu lên uống, chia uống 3 - 4 lần/ngày.

Ngoài ra, thường xuyên mát-xa môi, mỗi tối trước khi ngủ, lấy bông tẩy trang thấm một ít mật ong bôi lên môi miệng, sau đó dùng ngón tay mát-xa nhẹ sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho môi có đủ lượng ô xy, tăng thêm dinh dưỡng, từ đó trở nên trơn mượt.

Môi miệng phồng rộp – khí ẩm quá lớn

Phồng rộp môi cho thấy khí ẩm trong người quá lớn và đã bắt đầu biến thành độc ẩm. Hãy kiểm tra ẩm thực của bạn có phải có quá nhiều chất dầu mỡ hoặc chất đường vì đó là một trong những nhân tố gây ra độc ẩm trong cơ thể.

Đối sách: Giảm bớt dung nạp thực phẩm nói trên, chú ý và cố ý tăng thêm lượng rau xanh, ăn uống thanh đạm hơn sẽ đem lại nhiều lợi ích.

Lột môi, tróc da - thiếu vitamin B2

Thiếu vitamin B2 trầm trọng sẽ xuất hiện lột môi, tróc da môi, da ngứa ngáy khó chịu.

Đối sách: Vitamin B2 là vitamin tan trong nước, dễ tiêu hóa và hấp thụ, lượng bài tiết ra sẽ tăng giảm tùy theo nhu cầu cơ thể và mức độ thoát ra của protein. Vitamin B2 không tích tụ trong cơ thể vì vậy thường ngày cần lấy thực phẩm và chất dinh dưỡng để bổ sung, phổ biến nhiều ở gan, cật lợn, sữa, trứng, đỗ tương và men.

Tê liệt môi - tuyến tụy suy giảm

Môi miệng cảm thấy tê liệt, cơ thể ngày càng gầy, có thể là do chức năng tuyến tụy dần dần suy yếu, chủ yếu là mất cân bằng ăn uống, thức ăn không thích hợp. Do tuyến tụy không tốt sẽ mang lại tai họa cho dạ dày. Khi dạ dày bị tổn thương, môi miệng sẽ trở nên khô héo, tê liệt.

Đối sách: Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống ra, nên chú ý không ăn, uống đồ lạnh và thực phẩm dầu mỡ.

Theo Dantri