Logo Bài Thuốc Quý

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Với đặc tính tiện dụng, dễ mua, dễ dùng, thuốc giảm đau tại chỗ đang được nhiều người ưa chuộng. Cứ thấy đau là dùng, nhưng nhiều người không biết rằng đôi khi nó làm bệnh của họ trầm trọng hơn. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ mà bạn nên biết.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ

Đau thì…bôi

Anh Chu Văn Thuỵ (Ngọc Hồi, Hà Nội) kêu đau khớp gối nhiều ngày, bây giờ khó cử động nên người nhà cho đi khám. Một tuần trước anh bị ốm, sốt nên uống thuốc cảm, đầu gối bị va đập cũng đau nên bôi thuốc giảm đau. Khi anh hết sốt, chân vẫn còn đau nên bôi tiếp, càng bôi càng thấy nó sưng tấy hơn trước. Nguyên nhân là trong gel giảm đau tại chỗ này có chứa các tinh dầu nóng sẽ làm giãn mạch và khiến cho lượng máu đổ về chỗ viêm tăng lên, ứ trệ lại. Hậu quả làm chỗ viêm càng sưng và phù nề hơn.

Thuốc giảm đau tại chỗ là một loại thuốc thông dụng, được nhiều người sử dụng do coi nhẹ các sang chấn ngoài da, tự ý mua các loại thuốc về bôi. Từ đó, họ gặp những tác dụng không mong muốn. Thực chất anh Thụy ốm sốt là do viêm nhiễm trùng ổ khớp chứ không phải cảm cúm. Nếu không đi khám, chỉ sử dụng các thuốc dạng bào chế có tác dụng làm lạnh tại chỗ, dù giúp giảm đau rất nhanh nhưng sẽ không biết nguyên nhân thực gây đau để điều trị. Điều này có thể sẽ dẫn tới bị dị tật suốt đời. Hoặc ví dụ chỗ đau có vết trầy xước, những người bị viêm bao hoạt dịch ở ổ khớp có nhiễm khuẩn tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc có chứa tinh dầu nóng vì thuốc dễ làm tổn thương các lớp tế bào dưới da. Không những thế, thuốc còn có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, suy gan…

Ngộ độc vì dùng nhiều

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc dùng ngoài da có tác dụng giảm đau, chống viêm. Do đó, tùy vào bệnh cụ thể mà sử dụng thuốc sao cho hợp lý, an toàn.

Nếu dùng loại theo đường uống vào cơ thể, 90% liều dùng được chuyển hoá ở gan thành các chất trung gian. Các chuyên gia cảnh báo, nếu uống trong phạm vi liều điều trị hoặc gan người bệnh không có vấn đề gì thì quá trình giải độc này diễn ra suôn sẻ. Ngược lại, nếu uống quá liều, việc bài tiết gặp khó khăn, hậu quả là gan bị nhiễm độc, dẫn tới suy gan (vàng da, hôn mê, tăng áp lực nội sọ, đông máu nội mạch rải rác, chảy máu, tăng không khí, hạ đường máu), suy thận và dẫn tới tử vong.

Dạng bào chế có tác dụng làm lạnh tại chỗ như cao dán, cồn xoa bóp được sử dụng rộng rãi hơn. Đặc biệt là trong thể thao hoặc tại các vị trí đau có nhiễm trùng như các ổ khớp. Với những sang chấn dạng này khi sử dụng thuốc có tác dụng làm lạnh sẽ giảm đau rất nhanh do thuốc có tính chất giảm đau và kháng viêm mạnh.

Trong các sang chấn như các va đập phần mềm sưng bầm, tụ huyết, bong gân, trật khớp, giãn dây chằng, co cơ và đau khớp cũng như đau mỏi mình mẩy nên sử dụng dạng bào chế có tác dụng làm nóng như Salonpas (dán hoặc gel), Perkindon, Deep Heat, Sungaz…

Theo Phương Lan/Suckhoegiadinh.com.vn