Làm gì khi mắc bệnh Trĩ
Dân văn phòng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Những nghề phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, hay những người làm các công việc nặng bốc vác, thợ phu hồ... sẽ có nguy cơ cao bị trĩ.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra đối tượng là dân phòng, giới trẻ, sử dụng máy tính trong công việc, học tập, vui chơi nhiều giờ, toàn thân hầu như ít vận động cũng hay bị trĩ “viếng thăm”.
Việc ngồi nhiều sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng nên gia tăng đáng kể số bệnh nhân mắc trĩ cũng như tăng mức độ nặng của trĩ.
Càng e ngại bệnh càng nặng
Nhưng điều đáng nói trĩ là bệnh ở chỗ kín, dẫn đến tâm lý bệnh nhân ngại khám bệnh, ngại nói với những người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác nhìn thấy “chỗ ấy”. Do vậy, hầu hết bệnh nhân đều đợi đến khi chịu không nổi nữa mới sử dụng đến các phương pháp chữa trị. Khi đó búi trĩ quá lâu, quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt hậu môn, sa trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…
Điều trị bệnh trĩ sớm để tránh biến chứng
Vậy nên nếu không muốn đau đớn và đối mặt với nguy hiểm, tốt nhất bạn đừng để biến chứng xảy ra. Ngay khi có biểu hiện của bệnh trĩ nên uống nhiều nước ăn nhiều rau xanh kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và sử dụng một số các chế phẩm thảo dược có tác dụng điều trị trĩ an toàn.
Trước nguy cơ ngày càng nhiều người nhất là trí thức văn phòng mắc bệnh trĩ, để phòng tránh mắc bệnh “khó nói” này, các bạn nên uống một ly nước vào mỗi buổi sáng, ăn nhiều chất xơ, tập thể dục, đi đại tiện đều đặn. Đồng thời khi có triệu chứng mắc trĩ cần thăm khám sớm và sử dụng các loại thảo dược an toàn giúp điều trị sớm bệnh, tránh tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.