Không nên coi thường rối loạn tiền đình
Rối loạn tình đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, khiến người mắc không thể làm việc hay hoạt động một cách bình thường.
Gần đây chị Phan Hoài Thương, 45 tuổi đang làm nhân viên hành chính tại một công ty dệt may ở Q.10. Tp.HCM không biết vì công việc nhiều hay do tuổi tác mà chị thường xuyên khó ngủ, người mệt mỏi. Vào buổi đêm về sáng sớm, mỗi khi trở mình chị hay thấy lao đao, ngồi dậy thì khó khăn vì chóng mặt. T
uần trước, đang ngồi làm việc, chị Thương thấy người mỏi mệt định đứng dậy đi lại cho bớt mỏi thì cơn buồn nôn ập đến, sau đó chị chạy vào nhà vệ sinh nôn dữ dội, mở mắt thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn, chân tay run đứng không vững, người mệt lả. Lo lắng, chiều hôm đó chị vội vàng đi khám thì các bác sỹ kết luận chị bị chứng rối loạn tiền đình.
Không được may mắn như chị Thương, chị Hoàng Ngọc Thu ở Q.5, Tp.HCM phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng mất nước, mất chất điện giải nghiệm trọng. Nguyên nhân là do chị Thu chủ quan với sức khỏe của mình. Trước đó, cơ thể chị Thu đã có nhiều biểu hiện khác lạ, thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, miệng nôn, chân tay run, nhưng chị Thu chủ quan cho rằng mình làm việc nhiều căng thẳng và do cảm nắng… nên chị không đi khám bác sĩ.
Chỉ đến khi, chị Thu ngất xỉu trong nhà vệ sinh thì cả nhà mới tá hỏa cho chị nhập viện để điều trị. Các bác sĩ cho biết chị Thu mắc bệnh rối loạn tiền đình do tắc nghẽn máu não.
Bệnh từ những cơn chóng mặt
BS. Hoàng Văn Thông (Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện TW Quân đội 108, Hà Nội) cho biết: Tiền đình là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và dáng bộ trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình, giúp duy trì việc nhìn cố định vào một vật. Hệ thống tiền đình bao gồm tiền đình ngoại biên và tiền đình trung ương. Chóng mặt là ảo giác vận động của cơ thể hay môi trường xung quanh, và là một kích thích sinh lý hoặc rối loạn bệnh lý của hệ tiền đình, hệ thị giác, hệ cảm giác sâu.
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như:
– Môi trường thời tiết thường xuyên thay đổi bất ngờ đang mưa chuyển thành nắng, hoặc đang nắng chuyển mưa tạo môi trường thuận lợi cho người bệnh phát huy nhưng cơn đau đầu.
– Do nhiễm độc hóa chất, thuốc tây y hoặc do chế độ ăn uống khiến cho người bệnh khó tiêu hóa người căng thẳng mệt mỏi.
– Ngoài ra, còn do hệ tuần hoàn hoặc hệ thần kinh, tạo máu của người bệnh gặp trục trặc khiến cho việc lưu thông của các mạch máu lên não trở nên khó khăn gây ra những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nôn thốc nôn tháo, người lao đao, đi lại chệnh choạng, đứng không vững, thậm chí phải nằm liệt, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng…
– Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
BS. Hoàng Văn Thông cũng cho biết thêm, người có dấu hiệu trên nên đi khám ở cơ sở chuyên khoa nội thần kinh để được định bệnh đúng và chữa trị kịp thời. Điều này không chỉ giúp phát hiện và điều trị sớm, mà còn giúp tránh được những tai biến có thể xảy ra.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dùng cho bệnh này nhưng việc điều trị phải do bác sĩ chuyên khoa thần kinh chỉ định và phải tuân theo những chỉ định đó thì bệnh mới tiến triển tốt được.
Trường hợp của chị Thương và chị Thu trên là điển hình cho những người bị chứng rối loạn tiền đình. Những biểu hiện của hai chị khá rõ nét và cũng không phải mới bị, nó tương đối nặng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những bệnh khác.
Để hạn chế rủi ro
Theo BS. Hoàng Văn Thông, bệnh rối loạn tiền đình về cơ bản không gây quá nguy hiểm, những cơn đau đầu chỉ xuất hiện một lúc rồi sẽ qua. Nhưng nếu để tình trạng kéo dài, và diễn biến phức tạp có thể dẫn tới u não, hoặc tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh những cơn chóng mặt, đau đầu bất chợt, người bệnh cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính… Nếu người bị bệnh, bên cạnh việc dùng một số loại thuốc để điều trị (cần có kê đơn của bác sỹ) người bệnh nên có một chế độ vận động, luyện tập thường xuyên và dinh dưỡng hợp lý.