Không nên cho trẻ ăn Đồ ăn sẵn
Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ, có tới 1.115 loại đồ ăn sẵn cho trẻ không ghi hàm lượng natri trên nhãn sản phẩm. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thực phẩm “tiện dụng” mà được chuyên gia dinh dưỡng gọi là “bất kì cái gì họ cũng đóng chai, đóng hộp”, là do thời gian ngày càng hạn hẹp của bố mẹ đi cùng với sự gia tăng thu nhập khiến cho hoa quả hay ngũ cốc ngày càng yếu thế.
Tại cuộc họp của hội tim mạch Hoa Kỳ, bà Joyce Maalouf – làm việc tại bộ phận CDC về bệnh tim mạch và phòng ngừa đột quỵ cho biết: “Thật không may những sản phẩm cho trẻ em từ 1-3 tuổi như bim bim lại chứa hàm lượng natri cao hơn là sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh. Hấp thu quá nhiều muối – cấu tạo chủ yếu từ natri dẫn tới cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ”.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo lượng natri hấp thu nên ít hơn 1.500mg/ngày nhưng một số sản phẩm đã chứa tới 630mg – tương đương 40% trong tổng lượng natri nói trên. Khi lựa chọn ngẫu nhiên các đồ ăn như bim bim, pho-mát, bánh quy giòn, các nhà khoa học phát hiện ra lượng natri trong mỗi sản phẩm trên là 310mg. Trong khi đó, theo quy định chúng không được vượt quá con số 210mg natri/sản phẩm. Điều đáng nói là các sản phẩm cùng một công ty sản xuất cũng không có lượng natri giống nhau vì vậy rất khó kiểm soát. Hiện tại, một số công ty thực phẩm đã phát biểu rằng họ đang nỗ lực giảm lượng muối từ 30% trong năm 2011 tới 80% trong năm 2013, song song với việc giữ nguyên hương vị của thực phẩm mà trẻ em yêu thích.
Để giảm muối, chuyên gia dinh dưỡng đề nghị phụ huynh nên cân bằng ăn trưa với thực phẩm đóng gói với một bữa ăn tối lành mạnh thấp natri. Đối với đồ ăn nhẹ, hãy chọn hoa quả, chẳng hạn như một quả táo thay vì pho-mát đóng gói và bánh quy giòn. Bên cạnh đó, khi kết quả này được công bố rộng rãi, cần có một chế độ ăn có natri nghiêm ngặt hơn bởi bữa ăn của bạn dù chỉ đơn giản là một lát bánh mì, pho mát và salad cũng chỉ nên chứa 140mg muối.