Khi nào cần bổ sung vitamin D cho cơ thể?
Những lợi ích của vitamin D đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Chẳng hạn như giúp xương chắc khỏe, cải thiện tâm trạng hay thậm chí là giúp giảm cân hiệu quả hơn…
Vitamin D nổi tiếng là chất khó có được từ thực phẩm. Do đó bạn cần phải chú ý bổ sung, đồng thời chú ý các dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu hụt để bù đắp kịp thời. Nhưng điều khó khăn là những dấu hiệu này thường khó nhận biết, hay dễ bị bỏ qua.
Nếu bạn nhận thấy bản thân có một hoặc nhiều những biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến bác sỹ để kiểm tra hàm lượng vitamin D trong cơ thể và được bổ sung kịp thời.
1. Yếu cơ
Hệ cơ xương của bạn chỉ có thể hoạt động bình thường khi cơ thể bạn nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy hệ cơ của mình yếu, nhất là khi thực hiện những bài vận động thông thường, lại dễ bị mệt mỏi thì đó là một trong những dấu hiệu bạn cần bổ sung vitamin D.
Nếu bạn nhận thấy bản thân có một hoặc nhiều những biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến bác sỹ để kiểm tra hàm lượng vitamin D trong cơ thể và được bổ sung kịp thời (Ảnh minh họa)
2. Buồn bã, trầm cảm
Theo một nghiên cứu trong Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism , phụ nữ có mức độ vitamin D thấp sẽ có triệu chứng buồn bã và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm gấp đôi những phụ nữ bình thường khác.
3. Chảy máu nướu răng
Nếu lợi của bạn thường xuyên bị sưng đau và chảy máu thì đó cũng là một trong những dấu hiệu của thiếu vitamin D.
4. Yếu xương
Vitamin D thúc đẩy sự phát triển xương. Vì vậy khi cơ thể bạn thiếu khoáng chất này, xương của bạn sẽ trở nên suy yếu, đồng nghĩa là nguy cơ gãy xương tăng lên.
Trong thực tế, một số nghiên cứu cho thấy bạn có nguy cơ gãy xương cao gấp đôi nếu nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp.
5. Cao huyết áp
Vitamin D đóng vai trò trong sức khỏe tim mạch, giúp điều hòa huyết áp. Nó giúp cho tim duy trì nhịp đập đều đặn, đồng thời có thể kiểm soát được bệnh tim mạch nhờ lượng vitamin D đầy đủ trong cơ thể.
Vì vậy, khi bạn không nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết, huyết áp của bạn có thể “leo thang”.
6. Buồn ngủ
Trong một nghiên cứu công bố năm 2012 của Tạp chí Y học ngủ lâm sàng, mức độ thấp của vitamin D có liên quan đến các cơn buồn ngủ vào ban ngày. Do đó, nếu bạn hay buồn ngủ, đừng loại trừ khả năng cơ thể đang thiếu vitamin D.
Nếu bạn hay buồn ngủ hoặc buồn bã, đừng loại trừ khả năng cơ thể đang thiếu vitamin D (Ảnh minh họa)
7. Dễ cáu kỉnh
Trước khi đổ lỗi cho đồng nghiệp hay bạn bè khiến bạn khó chịu thì bạn cần phải tinh tế để nhận biết rằng có thể lỗi ở chính mình.
Bạn có biết hàm lượng vitamin D trong cơ thể có liên quan đến mức độ serotonin trong não không? Người ta đã chứng minh được vitamin D đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển và chức năng thần kinh của não bộ. Điều đó có nghĩa, vitamin D có ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Khi bạn thấy tâm trạng cũng như tính khí của mình thay đổi thất thường mà không có lý do, bạn có thể nghĩ đến trường hợp cơ thể mình đang bị thiếu hụt vitamin D.
8. Sức chịu đựng giảm
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm khả năng chịu đựng cũng như sức bền tổng thể trong các bài tập hay môn thể thao vận động cũng có liên quan tới hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp.