Hậu quả do thường xuyên bẻ khớp ngón tay
Gây mất thẩm mỹ
Các đốt ngón tay của bạn sẽ trở nên to và bè ra hơn khi bạn có thói quen bẻ ngón tay thường xuyên. Bạn sẽ dễ dàng quan sát và so sánh giữa ngón tay bình thường và ngón tay thường bị bẻ cong.
Dãn, rách dây chằng quanh khớp tay
Thói quen bẻ ngón tay nếu kéo dài thường xuyên nguy cơ bạn sẽ bị dãn, rách dây chằng quanh khớp tay là điều khó tránh khỏi.
Viêm hoặc thoái hóa mặt khớp
Chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết quả viêm hoặc thoái hóa khớp do bẻ ngón tay, tuy nhiên đừng chủ quan vì chính hoạt động này tác động khiến cho thoái hóa, viêm khớp bàn tay diễn ra nhanh hơn.
Khi bạn tác động một lực nắn, kéo hoặc bẻ khớp ngón tay, lúc này bề mặt khớp sẽ bị bào mòn nhất là phần sụn, vị trí tiếp xúc giữa hai đầu xương. Thói quen này, lâu ngày nếu không giảm bớt sẽ gây ra tình trạng viêm hoặc thoái hóa mặt khớp.
Bẻ ngón tay ảnh hưởng gì khi về già?
Sụn là vị trí bao quanh hai đầu sương của khớp, màu trắng, có chức năng làm giảm ma sát, là “đệm” giúp toàn bộ cơ thể di chuyển và hoạt động trơn tru. Theo độ tuổi hay có lực tác động từ bên ngoài, bộ phận này càng hư hỏng , khi hư hỏng sụn khớp không thể được tái tạo lại.
Do đó, bẻ ngón tay có nghĩa là bạn đã trực tiếp làm tăng quá trình lão hóa của tế bào sụn, sụn bao quanh vị trí khớp ngón tay sẽ bị tổn thương, nếu vẫn tiếp tục sẽ hình thành các gai xương, đâm vào da gây đau đớn và tổn thương tại khớp ngón tay.
Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Thói quen bẻ ngón tay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sụn và khớp tay, điều này sẽ dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Nhất là độ tuổi người già, quá trình thoái hóa và hư sụn khớp sẽ diễn ra nhanh hơn do các sụn khớp yếu và suy giảm chức năng không như thời trẻ.
Nhiều người cho rằng, bẻ ngón tay xua tan được cảm giác căng thẳng tương tự như cắn móng tay. Cả hai hành động này đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Thay vì vậy, sao bạn không thử các bài tập đơn giản nhẹ nhàng, hít thở sâu, đi lại để giảm cảm giác căng thẳng. đối với dân văn phòng tránh ngồi quá nhiều một tư thế, mỗi một tiếng bạn nên dành ra 5 phút để nghĩ ngơi thư giảm tránh cảm giác mệt mỏi gây căng thẳng…