Đường phèn là đường gì?
Đường phèn
Đường phèn có tên khoa học là Saccharose hay còn gọi là: Băng đường. Đa phần đường phèn được chế biến từ cây mía hoặc cây thốt nốt. Đường phèn có chứa Saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành fructose và glucose. Trong kỹ thuật pha chế đồ uống, đường phèn được sử dụng rất phổ biến vì khi nấu lên ở dạng lỏng sẽ mang lại vị ngọt thanh dễ chịu.
Đường phèn.
Cách tạo ra đường phèn
Bước 1: Người ta lấy đường trắng, pha loãng với lượng nước nhất định, sau đó cho vôi, trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt và lọc tạp chất, thêm hương vị.
Bước 2: Đặt hỗn hợp này lên đun, để lửa nhỏ, nước gần cạn thì đổ thêm nước vào đun. Khi đường chín thì đổ vào thùng và bên trong có thêm vỉ tre.
Bước 3: Sau khoảng 10 – 12 ngày, đường kết tinh thành từng khối như bạn vẫn hay mua ngoài thị trường.
Tác dụng của đường phèn
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Trong dân gian, đường phèn thường được biết nhiều trong việc dùng làm bài thuốc trị ho. Có một số cách dùng đường phèn phối hợp với các thực phẩm khác để chữa bệnh rất hiệu quả.
Đường phèn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, dùng làm thuốc chữa ho.
1. Giải nhiệt, thanh mát cơ thể
Những món như chè đậu đen đường phèn, yến chưng đường phèn, nước nha đam đường phèn sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng, thư giãn hơn. Đây cũng là những thứ giúp giải nhiệt cơ thể rất hữu ích trong mùa hè.
2. Cung cấp năng lượng
Đường phèn cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng glucose, giúp cơ thể tỉnh táo và có sức lực để làm việc trong ngày dài.
3. Giảm stress
Các nghiên cứu và nhiều trường hợp thực tế đã chỉ ra cảm giác thanh mát mà đường phèn mang lại có thể làm giảm stress và nâng cao sự nhạy cảm của các giác quan.
4. Chữa ho
Đường phèn góp mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa ho. Để biết chi tiết hơn, bạn đọc có thể theo dõi bài viết Cách chữa ho bằng đường phèn hiệu quả trong nháy mắt.
5. Bổ thận sinh tinh
Chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp là món ăn giúp cải thiện đời sống tình dục đáng kể cho đấng mày râu. Đây là một trong những tác dụng rất bất ngờ của đường phèn.
6. Làm sạch khoang miệng
Kết hợp đường phèn với cây thì là sẽ giúp làm sạch miệng và ngăn ngừa các vi khuẩn tích tụ trong miệng.
7. Bồi bổ khí huyết, tốt cho tim mạch
Nấu cháo gạo nếp với đường phèn, hạt sen, nhân sâm là bài thuốc bồi bổ khí huyết vô cùng hiệu quả.
8. Hạ huyết áp
Người ta nấu nước đường phèn với hoa cúc khô để làm hạ huyết áp cho những người bị huyết áp cao.
9. Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan
Đường phèn nấu với hồng táo, đậu phộng làm nước uống sẽ rất tốt cho người bị bệnh về gan.
10. Chữa sốt nóng
Chè đường phèn bí đao vừa là nước giải khát mùa hè, vừa trị sốt nóng hiệu quả.
11. Dùng làm nguyên liệu nấu ăn
Từ xưa, ông bà thường dùng đường phèn như một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn như: làm bánh, kẹo, nấu chè, làm nước ngọt… để tạo thêm vị ngọt và thanh mát. Trog nấu ăn, với công dụng vừa giúp tạo thêm vị ngon của món ăn thì giúp giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe, do không cần qua quá trình tinh chế nên tốt cho sức khỏe người sử dụng hơn so với đường kính.
Đường phèn có được ưa chuộng khi pha chế các loại thức uống, nấu chè hay chưng yến… khiến cơ thể luôn trong trạng thái thư giãn, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, còn giúp cung cấp thêm năng lượng dưới dạng glucose, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress và nâng cao khả năng của các giác quan.
Chanh và đường phèn giúp chữa ho rất hiệu quả.
Một số bài thuốc từ đường phèn trị ho
– Chưng với hoa cúc giúp hạ huyết áp
– Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương, uống vào sáng sớm để trị ho dai dẳng, trị viêm họng bổ cho người lao phổi.
– Chưng với cánh hoa hồng tươi để uống trị ho do thời tiết
– Đem nấu với vỏ quýt, trị chứng ho khan do thời tiết
– Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
– Pha cùng với gừng tươi với nước sôi để trị cảm dạo do thay đổi thời tiết
– Nấu chưng với táo tàu, gừng tươi để trị cảm, ho, viêm đường hô hấp do thời tiết
– Nấu cháo với nhân sâm, gạo nếp, hạt sen để bồi bổ khí huyết.
Tác hại của đường phèn
Đường phèn có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đường phèn cũng không tốt, nó làm tăng nguy cơ:
Nên sử dụng đường cát trắng hay đường phèn?
Đường phèn có tốt hơn đường cát hay không và nên sử dụng đường phèn hay đường cát là những vấn đề rất được quan tâm. Tuy nhiên, loại đường nào cũng mang đến những lợi ích riêng cho sức khỏe và có nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:
Công dụng của hai loại đường này có phần khác nhau nên tùy vào mục đích sử dụng bạn đều có thể chọn loại đường phù hợp.
– Đường cát trắng có thể dùng để làm gia vị nấu ăn hằng ngày, nước đường cát trắng có thể chữa được hạ đường huyết. Ngoài ra, nếu cho ít đường vào lọ hoa sẽ giữ tươi lâu hơn.
– Đường phèn được tinh chế từ đường trắng, được loại bỏ hết tạp chất nên nó ít ngọt, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn. Và đặc biệt là đường phèn đa phần đươc nấu thủ công nên rất sạch sẽ, tinh khiết nên cục đường trong và đẹp. Do đó, nấu các món chè, nước giải khát, nước sâm vào mùa hè bạn nên cho đường phèn vào sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng đường phèn
– Đường phèn thì tốt không ai có thể phủ định nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng. Bạn nên sử dụng và có thể chế biến hợp lý sẽ rất tốt. Nếu quá lạm dụng sẽ gây nên các tác hại và các bệnh liên quan.
– Đường phèn thì được chế biến từ đường cát mà ra và như chúng ta đã biết đường cát ăn nhiều rất dễ béo.
– Cũng giống như đường cát thì đường phèn sẽ khiến lượng máu trong cơ thể tăng cao làm nhưng người có tiền sử bệnh tiểu đường sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy thay vì sử dụng đường phèn thì bạn nên sử dụng đường dành riêng cho người tiểu đường, vị ngọt của nó vẫn đậm đà và thơm ngon hơn.
– Với bà bầu thì việc sử dụng đường phèn được cho là không nên, nhưng nếu biết cách kết hợp thì nó sẽ là một loại thực phẩm rất tốt chẳng hạn như tổ yến chưng đường phèn, món ăn bồi bổ cho các bà bầu rất tốt.