Điều cần làm khi bị ngộ độc thực phẩm
Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm bạn cần chú ý.
- Sốt cao
- Đau bụng dữ dội không thuyên giảm
- Tiêu chảy nhiều
- Mất nước nặng
- Phân có máu…
Cách xử lý khi bị ngộ độc
Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….
Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
Dùng chất kết tủa: Nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
Dùng chất giải độc: Với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: Uống hỗn hợp than bột, magie oxit.
Chú ý khi nấu nướng để không bị ngộ độc
- Những thực phẩm dùng để sơ chế như dao, thớt, xoong, nồi cần được rửa sạch sẽ, lau khô xong mới được dùng
- Bảo quản thực phẩm tránh gián, chuột xâm nhập
- Nấu chín thực phẩm, hạn chế ăn các thực phẩm tái, sống
- Không sử dụng dầu mỡ chiên qua, chiên lại quá nhiều lần
- Không dùng chung bát đũa để đồ sống, đồ chín rồi ăn luôn
- Luôn lau chùi, giữ vệ sinh nhà bếp được sạch sẽ.