Dấu hiệu mẹ bầu đang mang thai bé khỏe mạnh
Mẹ bầu thường đau nhức ở vùng lưng, tay và chân.
Ốm nghén
Ốm nghén mặc dù mang lại không ít sự khó chịu cho mẹ bầu. Thế nhưng đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có đủ các kích thích tố cần thiết để phát triển thai nhi.
Vì vậy, nếu mẹ đang đương đầu với các cơn khó ăn, khó ngủ thì hãy nghĩ đến “vai trò” của chúng mà mạnh mẽ vượt qua nhé.
Cân nặng tăng dần đều
Trong sáu tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ bầu tăng cân đều đặn khoảng 0.5kg/tuần thì thai nhi đang phát triển đúng chuẩn. Đây cũng là dấu hiệu cho mẹ biết chế độ ăn uống của mình hiện đang rất hợp lý. Trong cả thai kỳ, mẹ có thể tăng từ 12-15kg là tốt nhất. Nếu tăng cân bất thường mẹ bầu có thể đối mặt với bệnh huyết áp và tiểu đường thai kỳ.
Đau nhức
Mẹ bầu thường đau nhức ở vùng lưng, tay và chân. Đặc biệt, trong thời gian từ tháng thứ 4 trở đi. Hiện tượng này xảy ra do thai nhi phát triển và gây ra chèn ép lên cơ thể cũng như những thay đổi trong lưu lượng máu. Do đó, nếu thai nhi phát triển bình thường thì mẹ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức này.
Nhịp tim
Theo dõi nhịp tim cũng là một cách nhận biết thai nhi khỏe mạnh. Các bác sĩ theo dõi bằng cách chạm vào bụng của bà mẹ để lắng nghe nhịp đập của thai nhi. Vào tháng thứ 9, nhịp tim của bé yêu dao động từ 110 đến 160 nhịp đập/phút.
Thai nhi hiếu động
Sau 5 tháng của thai kỳ, em bé bắt đầu hoạt động trong tử cung. Các hoạt động đầu tiên của bé dễ nhận biết là thai nhi bắt đầu đạp trong bụng mẹ. Đến tháng thứ 6, em bé bắt đầu có phản ứng với các âm thanh bên ngoài bằng các cử động, đôi khi người mẹ sẽ cảm giác như em bé đang nấc.
Sang tháng thứ 7, bé yêu sẽ phản ứng được với các kích thích như ánh sáng hay tiếng ồn và đau. Em bé bắt đầu thay đổi vị trí ở tháng thứ 8 và đạp vào bụng mẹ rất nhiều. Các bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên để ý cử động của bé, lý tưởng nhất là khoảng 10 cái đá, nhúc nhích, sột soạt hay lăn trong vòng 2 giờ. Mức độ này chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh.
Những cử động của bé sẽ giảm khi sang tháng thứ 9. Lúc này thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp. Bạn có thể căn cứ vào những điều này và thông báo cho bác sĩ kịp thời khi thấy những bất thường.
Ợ nóng và khó tiêu
Hormone thay đổi trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị ợ nóng và khó tiêu khi nó tác động lên hệ tiêu hóa của mẹ. Sự chèn ép của thai nhi đang lớn dần lên thành ruột cũng góp phần tạo nên triệu chứng này.