Dấu hiệu mắc bệnh viêm loét dạ dày và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dầy bị tổn thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu.
Nếu bạn bị đau dạ dày thì nên uống nước ấm, không dùng đồ lạnh.
Dấu hiệu nhận biết
Đau thượng vị
Rất nhiều người bị đau dạ dày chịu đựng những cơn đau âm ỉ ở thượng vị. Đây là dấu hiệu ghi nhận được cả ở người mắc bệnh tá tràng. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.
Ăn kém
Do ăn không tiêu và tức bụng nên người đau dạ dày thường có biểu hiện kém ăn. Tuy nhiên không phải ai kém ăn cũng đều do mắc bệnh dạ dày.
Ợ chua, ợ hơi
Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Do hoạt động dạ dày bị rối loạn nên thức ăn bị khó tiêu và dẫn tới lên men. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau thượng vị).
Buồn nôn và nôn
Ít người nhận biết ra dấu hiệu của bệnh dạ dày bao gồm cả việc buồn nôn và nôn. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
Lưu ý khi ăn uống
Không nên ăn lạnh
Bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn.
Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Không nên ăn cay
Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng…
Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
Nên ăn đúng giờ, tuyệt đối không được bỏ bữa
Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Vì vậy, bí kíp cho người đau dạ dày đó là nên nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Uống nước ấm
Nhiệt độ lý tưởng là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Hạn chế ăn đậu nành hoặc uống sữa đậu
Đậu nành hay các sản phẩm chế biến từ đậu tương như sữa đậu sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
Điều trị bệnh có khó?
Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày: Không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; không nên ăn quá nhiều chất béo, các chất kích thích như trà, cà phê…;
Không uống rượu, không hút thuốc lá; không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ; cần ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya, bữa ăn cuối cùng trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu.
Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và đặc biệt không được tự ý dùng thuốc, nhất là với các thuốc giảm đau, chống viêm mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress kéo dài.
Ngoài ra, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là nguyên tắc không thể thiếu trong quá trình điều trị căn bệnh này. Ngày nay, người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh dạ dày, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có sự lựa chọn thuốc thích hợp.