Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy
Tuyến tụy là cả một tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết, nằm ngay dưới dạ dày và có hình dạng như quả lê. Phần ngoại tiết của tuyến tụy tiết ra các enzyme tiêu hóa là các đại phân tử thức ăn phân hủy trong ruột non. Các phần nội tiết của tuyến tụy tiết insulin và hormone khác mà kiểm soát lượng đường trong máu và sự trao đổi chất dinh dưỡng.
Các tác nhân lớn nhất làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy là hút thuốc lá. Yếu tố nguy cơ khác của ung thư tuyến tụy là nam giới, tuổi tác, di truyền, bệnh đái tháo đường, viêm tụy mãn tính, béo phì và có thể nghiện rượu.
Xem mình có mắc bệnh không?
Một số dấu hiệu sau giúp bạn nhận biết mình có bị ung thư tuyến tụy hay không:
- Bệnh nhân ban đầu có thể bị giảm cân đột ngột. Tuy nhiên, không như nhiều người lầm tưởng, đây chưa chắc là dấu hiệu cho thấy căn bệnh ung thư đã lan tới gan. Hiện tượng này có thể xảy ra vì bệnh nhân bị thiếu enzyme tuyến tụy, khiến chất béo đi qua cơ thể mà không được hấp thụ. Triệu chứng này là do hiện tượng chảy máu phía trên ruột tạo thành.
- Bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường xuyên bị cơn đau này giày vò. Nó cứ gặm nhấm, hành hạ bệnh nhân từ từ chứ không bộc phát. Đặc biệt, cơn đau tỏa ra từ phía sau người và sẽ biến mất khi bạn nghiêng người về phía trước.
- Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tuyến tụy cũng có thể đi ngoài ra phân có màu nhợt nhạt. Điều này xảy ra do khối u tuyến tụy ngăn các enzyme tiêu hóa đến ruột, khiến cơ thể không thể tiêu hóa các thức ăn nhiều chất béo. Theo các bác sĩ, đây là một dấu hiệu ban đầu đáng chú ý, tuy nhiên nó lại thường bị bỏ qua.
Nếu bạn thấy mình có 2 hoặc 3 dấu hiệu đáng ngại trên, hãy lập tức đến gặp bác sĩ và yêu cầu nội soi. Đôi lúc, chụp cộng hưởng từ có thể giúp phát hiện tế bào ung thư nhưng điều này còn tùy thuộc vào địa điểm ẩn mình của khối u.
Tránh mắc bệnh
Ths. BS. Diệp Thị Thanh Bình (Phó chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tại Tp.HCM) khuyên: Mọi người nên khám sức khỏe định kỳ, chụp film phổi mỗi năm 1 lần. Đối với chị em phụ nữ nên khám vú và siêu âm bụng.
Đối với bện nhân mắc đái thóa đường, nên tuân thủ quy định điều trị của bác sĩ và làm các xét nghiệm mạc cơ (những xét nghiệm về ung thư và tầm soát bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư tuyến tụy).
Để giảm thiểu nguy cơ có bệnh chúng ta nên thay đổi lối sống, thường xuyên vận động, ăn uống hợp lý, vận động hợp lí như đi bộ, ăn uống giảm chất béo, chất đường, độ ngọt, nên ăn thật nhiều rau xanh… hạn chế các thức ăn chế biến sẵn…