Có nên cho trẻ ngủ dậy muộn không?
Rối loạn nhịp sinh học
Hoạt động của các cơ quan nội tạng và bài tiết đều có quy luật sớm tối nhất định. Quy luật sinh học này điều tiết các hoạtHoạt động của các cơ quan nội tạng và bài tiết đều có quy luật sớm tối nhất định động sinh lý của cơ thể người, làm cho chúng ta ban ngày sức lực dồi dào, ban đêm an giấc ngủ ngon. Nếu cuộc sống thường ngày không có quy luật, trẻ ngủ muộn, dậy muộn hơn bình thường sẽ gây ra rối loạn nhịp đồng hồ sinh học trong cơ thể, làm rối loạn quá trình sản xuất hormon. Nếu kéo dài, tinh thần của trẻ sẽ kém phấn chấn, tâm trạng suy sụp, sa sút.
Ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, dạ dày
Trẻ em nên ăn sáng lúc 7h, lúc này thức ăn của tối hôm trước đã hầu như tiêu hoá hết. Nếu thích ngủ, thà để bụng đói còn hơn phải thức dậy sớm để ăn sáng thì sẽ dễ mắc bệnh tiêu hóa, viêm dạ dày mãn tính hay các bệnh lở loét.
Ảnh hưởng đến "sự linh hoạt" của cơ bắp
Trải qua một đêm nghỉ ngơi, buổi sáng cơ bắp thường khá "lỏng lẽo". Trẻ dậy sớm, vận động sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, cơ bắp vận động sẽ thêm khỏe mạnh.
Nếu dậy muộn vào buổi sáng, không vận động, cơ bắp "lỏng lẻo", kém hồi phục, trao đổi chất bị ảnh hưởng... khiến chân tay đau nhức, mệt mỏi rã rời, lưng, eo cũng thấy đau mỏi khi thức dậy.
Ảnh hưởng đến trí nhớ
Bố mẹ nên tập cho trẻ có thói quen sinh hoạt "dậy sớm chào bình mình", kể cả là ngày nghỉ cũng phải duy trì nếp sống sinh hoạt thường ngày, nên cho trẻ ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ, như thế mới có thể làm cho trẻ duy trì được tinh thần phấn chấn, cơ thể mạnh khoẻ, tăng cường trí nhớ.