Logo Bài Thuốc Quý

Chữa bỏng bằng Lô hội (Nha đam)

01/01/2020 · Sức khỏe
Chất dịch từ lá lô hội chứa saponin có tác dụng chống lại vi khuẩn và nấm, giúp chống viêm nhiễm.

Phần lớn mọi người đều biết rằng vết bỏng được chia theo cấp độ từ 1-3 tùy theo mức độ nghiêm trọng. Dạng 1 là phổ biến còn dạng 3 thì hiếm có hơn. Dạng 3 thường là bỏng rất nghiêm trọng và khiến làn da bị biến dạng. Dạng 3 không đau bằng dạng 1,2 bởi độ sâu và mức độ tàn phá đối với dây thần kinh gửi tín hiệu đau về não bộ. Khi các dây thần kinh này bị phá hủy thì tín hiệu đau cũng không được truyền đi.

Lô hội chữa bỏng

Có 7 loại bỏng khác nhau: bỏng lửa, bỏng nước, bỏng điện, bỏng tiếp xúc, bỏng bức xạ, bỏng do tia cực tím, bỏng hóa học.

Bỏng lửa xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với lửa. Bỏng nước là do da tiếp xúc với hơi và nước nóng. Tiếp xúc với dây điện hở gây ra bỏng điện. Bỏng tiếp xúc là do da tiếp xúc với bề mặt nóng. Bỏng bức xạ là khi bạn gần tiếp xúc với hơi nóng hoặc lửa mức độ cao nhưng không phải trực tiếp. Phơi nắng quá nhiều có thể gây ra bỏng nắng và bỏng hóa chất là do da tiếp xúc trực tiếp với những loại hóa chất độc hại.
 
Những liệu pháp điều trị bằng thảo dược sau đây có thể chữa được vết bỏng dạng 1, có thể là dạng 2 nếu vết bỏng không quá lớn. Nếu bạn bị bỏng dạng 3 thì cần có sự can thiệp của y tế ngay lập tức.

Cây lô hội thường được dùng để điều trị bỏng. Lô hội (còn gọi là nha đam) được sử dụng hàng nghìn năm qua để điều trị bỏng và vết thương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ hoàng Cleopatra đã sử dụng lô hội như một loại kem giữ ẩm để chống lại dấu hiệu lão hóa dưới ánh nắng chói chang của Ai Cập cổ đại.

Lô hội chứa vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin và rất nhiều hợp chất giúp làm giảm đau và chống nhiễm trùng. Chất dịch từ lá lô hội chứa saponin có tác dụng chống lại vi khuẩn và nấm, giúp chống viêm nhiễm.

Loại cây khác cũng được sử dụng để chữa bỏng là nước từ tỏi và cây mã đề. Chỉ cần giã ra, trộn đều và đắp vào vết bỏng là được.
 
Rất nhiều người cho trực tiếp những tinh dầu sau lên những vết bỏng nhẹ: oải hương, cúc La Mã, long não, khuynh diệp, hành, bạc hà, hương thảo, ngải đắng. Bạn không nên để những tinh dầu này dính vào miệng vì có thể gây ngộ độc. Những tinh dầu này có thể cho thêm chút dầu thực vật vào để massage.

Những loại thảo dược có thể uống được là cúc dại và rau má. Cúc dại từ lâu đã được sử dụng để tăng hệ miễn dịch của cơ thể. Rau má giàu vitamin C giúp kích thích sự tổng hợp collagen, protein trong da để làm lành vùng da bị tổn thương.

Nếu con bị bỏng thì bạn nên cho nước lạnh vào vùng da bị bỏng càng sớm càng tốt và để trong vòng 5 phút. Đây là cách nhanh nhất và hữu hiệu nhất để làm dịu vết bỏng.

Nếu da bé đã bị phồng thì không nên chọc ra, và để ý để bé không động đến chỗ đó. Hãy để cho chỗ phồng tự động bị vỡ ra rồi rửa sạch với nước và bôi dầu chống nhiễm trùng.

Theo Eva