Chân bị phù và cách điều trị
Hiện tượng phù chân gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt cũng như thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu phương pháp giúp tạm biệt đôi chân phù đáng ghét nhé!
Ảnh minh họa
Ngay khi phát hiện chân có dấu hiệu phù, hãy nhanh chóng áp dụng phương pháp R-I-C-E. Cụ thể như sau:
1. Thư giãn đôi chân: Việc ngồi lâu càng khiến nguy cơ tắc mạch máu quanh đầu gối và thắt lưng càng cao. Do vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là hãy tháo giày dép ra khỏi chân và nằm ngửa.
2. Chườm lạnh: Hãy dùng khăn mỏng bọc đá bên trong chườm khoảng 10-20 phút mỗi lần quanh chân để kích thích máu chảy về tim,
3. Băng ép: Để giảm thiểu tình trạng sưng phù và đẩy máu từ chân chảy ngược lên, bạn nên quấn bông băng quanh những vùng bị ảnh hưởng (mắt cá và chân) hoặc bạn có thể dùng vớ y khoa (vớ áp lực).
4. Giữ chân cao: Khi đang nằm, bạn hãy dùng gối chèn dưới chân để kích thích máu chảy ngược lên thân trên.
Lưu ý, để tránh tình trạng phù chân lặp lại, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của mình. Trong đó, bạn cần tránh thức ăn chứa nhiều đường bởi theo thời gian, việc tiêu thụ nhiều đường sẽ dẫn đến suy tim xung huyết vào huyết áp cao. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giảm muối, tăng cường các thực phẩm như đậu que, rau lá xanh, ngò tây, củ dền, măng tây, tỏi tây, nho, hành, dứa, bí đỏ, đặc biệt là tỏi.
Phù chân có thể là hậu quả của việc mất nước. Để ngăn chặn tình trạng thiếu nước, bạn hãy thường xuyên uống 7-10 ly nước mỗi ngày.
Tập thể dục giúp co giãn cơ bắp, đẩy máu trở lại tim. Điều này cũng ngăn chặn tình trạng hạch bạch huyết dồn máu về chân. Nếu bạn phải ngồi hoặc đứng quá nhiều, hãy chịu khó thư giãn đầu gối và mắt cá chân, tránh ngồi bắt chéo chân.
Nếu bên cạnh phù chân bạn còn bị đau đầu, khó thở, tức ngực, hãy đến gặp bác sĩ.