Cây cúc gai và những tác dụng với sức khỏe
Truyền thuyết châu Âu kể rằng, những vân trắng trên mặt lá cúc gai là vết tích dòng sữa trắng óng, mềm mại của Đức mẹ Đồng trinh nhỏ xuống. Vì thế, loài cây này có tác dụng dùng để kích sữa cho phụ nữ sau khi sinh. Nhưng khoa học hiện đại lại khám phá thêm một chức năng kì diệu khác của cúc gai là bảo vệ gan.
Cây cúc giai – Bí ẩn loài cây dại
Cây cúc gai (còn gọi là kế sữa, kế thánh, kế đức mẹ…). Cây có vị đắng, tính hàn, mọc nơi có khí hậu mát mẻ. Dân gian thường lấy cây giã nước uống hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ, đắp vào mụn nhọn… Có người hái lá nấu canh, nướng hạt làm đồ uống giống như cafe hoặc trộn vào các loại bánh. Hoa cúc gai rất lạ và đẹp nên còn được nâng niu như một loại cây cảnh quý hiếm.
Tuy nhiên, sự kì diệu của cúc gai không chỉ có vậy, khoa học đã vén được tấm màn bí mật về công dụng tuyệt vời của nó trong điều trị các bệnh hiểm nghèo như: gan nhiễm mỡ, suy gan, viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan.
Từ một loại cây hoang dại đến nay cúc gai đã được trồng thu hoạch phục vụ sức khỏe con người. Trên thế giới có rất nhiều thuốc được chiết xuất từ cây cúc gai như: Milk Thistle, Spark-Milk Thistle, Swanson, Milk Thistle Extract…. Các sản phẩm này có dạng viên nén, viên nhộng, dạng cao nước.
Ở Việt Nam, cây cúc gai có mặt trong sách đỏ từ lâu. Mấy năm qua, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dao (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của cúc gai và trồng ở vườm ươm Hà Nội, Tam Đảo. Kết quả là hàm lượng Silymarin (chống ôxy hóa, giải độc gan) trong cúc gai trồng ở Hà Nội không khác với trồng ở Sa Pa và giống mới nhập khẩu của Đức. Kết luận quan trọng này nhanh chóng được ứng dụng chế tạo viên nang uống. Dược phẩm này bán rộng khắp trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng vì có nguồn gốc thiên nhiên.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, việc điều trị các bệnh gan với cúc gai cho kết quả tốt và đặc biệt là tính an toàn cao.
Tạm biệt tử thần
Sự kiện cứu sống được 5 thành viên trong một gia đình người Mỹ nhờ thuốc chiết xuất từ cây cúc gai đã mở ra những cuộc nghiên cứu lớn về loại cây này trong y học.
5 người này đã nhập viện Dominican (Santa Cruz, California, Mỹ) trong tình trạng ngộ độc nấm Amanita Phalloides. Bác sĩ cho biết, nếu không được điều trị kịp thời, loại nấm dại này sẽ hủy hoại và làm suy kiệt chức năng gan chỉ trong vài ngày, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Ông tìm được thông tin về một loại thuốc tiêm truyền với hoạt chất chiết xuất từ cây cúc gai có khả năng giải độc do nấmAmanita Phalloides gây ra. Nhưng đây là sản phẩm của Madaus (Bỉ), lúc đó chưa lưu hành ở Mỹ. Do vậy, các bác sĩ tìm mọi cách liên hệ với Madaus xin viện trợ thuốc khẩn cấp. Trong khi chờ thuốc chuyển đến, họ phải đối mặt với tình trạng hết sức nguy kịch của các bệnh nhân. Họ quyết định sử dụng dược phẩm có hoạt chất tương tự chiết xuất từ cúc gai nhưng bằng đường uống cho các bệnh nhân này. May mắn là không lâu sau, thuốc của Madaus đã đến nơi. Thật kỳ diệu, 5 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện. Kết quả này một lần nữa chứng minh tác dụng tuyệt vời của cúc gai đối với gan-một cơ quan quan trọng của cơ thể con người.
Cúc gai có nhiều đóng góp quan trọng cho y học và hứa hẹn không ít tiềm năng điều trị mới. Hiện nay các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu quy mô về loại thuốc quý này, không chỉ dừng lại ở tác dụng với các bệnh gan mật mà còn có khả năng chống ung thư và điều trị cho bệnh nhân HIV.
Khả năng chứa bệnh của cúc gai
– Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào bên trong gan.
– Tăng tổng hợp protein ở tế bào gan do kích thích hoạt động của RNA polymerase, góp phần giải độc cho gan.
– Thúc đẩy sự phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại và kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã bị hủy hoại.
– Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan.
– Chống peroxyd hóa lipid, tăng khả năng ôxy hóa axit béo của gan, làm ổn định các tế bào gây viêm, ức chế phản ứng viêm, giảm các nồng độ enzym gan, làm cải thiện các triệu chứng của bệnh gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.
– Ngăn cản quá trình ôxy hóa LDL cholesterol thành các mảng bám vào thành động mạch là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.