Logo Bài Thuốc Quý

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai

01/01/2020 · Sức khỏe
Người mẹ mắc một số bệnh, nhất là các bệnh lây qua đường tình dục trong thời gian mang thai thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vậy nên cần chuẩn bị gì trước khi mang thai là câu hỏi mà nhiều bố mẹ quan tâm.

Kiểm tra sức khỏe của hai vợ chồng trước khi người vợ có thai là một việc rất quan trọng. Vì vậy, trước khi mang thai, bạn hãy tự kiểm tra sức khỏe của mình bằng cách trả lời 8 câu hỏi sau.

Bạn có miễn nhiễm với bệnh ban đỏ không?

Bệnh ban đỏ có thể gây ra những tác hại trầm trọng cho đứa bé nếu bạn mắc phải bệnh này trong thời gian đầu - lúc đó các cơ quan nội tạng của đứa trẻ đang phát triển.

Vì thế, trước khi mang thai bạn hãy yêu cầu bác sĩ cho mình thử máu để biết chắc chắn là bạn đã miễn nhiễm bệnh này. Nếu bạn chưa miễn nhiễm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách phòng ngừa bệnh này. Bạn không nên cố gắng có thai ngay sau đó, phải đợi ít nhất là 3 tháng sau khi điều trị.

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai

Trước khi mang thai bạn hãy yêu cầu bác sĩ cho mình thử máu để biết chắc chắn là bạn đã miễn nhiễm một số bệnh chưa nhé (Ảnh minh họa)


Trong gia đình bạn hoặc chồng bạn có ai từng mắc bệnh di truyền hay không?

Một số bệnh như chúng máu không đông, tâm thần có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bạn hoặc chồng mình có một người thân mắc bệnh đó thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh. 

Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi hai vợ chồng quyết định có con, và nếu cần thiết, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên viên di truyền để đánh giá mức độ rủi ro mà bạn có nguy cơ gặp phải. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi chỉ khi nào cả hai vợ chồng bạn đều mang gen lây bệnh thì đứa trẻ mới có nguy cơ rất cao mắc bệnh di truyền ấy thôi.

Bạn có bị một bệnh mãn tính nào không?

Nếu bạn bị rối loại về nội tiết như bệnh tiểu đường, Basedow, động kinh và đang chữa trị, bạn nên báo cho bác sỹ biết ý định có con của mình. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc để không cản trở việc thụ thai, không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bạn có đang hay đã từng sử dụng thuốc ngừa thai không?

Trước khi muốn có thai, bạn phải ngừng sử dụng thuốc ngừa thai để cơ thể trở lại chu kỳ sinh học bình thường. Sau đó, bạn nên đợi cho qua 3 chu kỳ kinh nguyệt trước khi thụ thai. Nếu bạn thụ thai trước khi chu kỳ kinh nguyệt trở về trạng thái bình thường, bạn sẽ khó phán đoán ngày sinh đứa trẻ.

Bạn có tiếp xúc với những mối nguy hiểm trong công việc của mình không?

Người thuê bạn làm việc có trách nhiệm đảm bảo rằng công việc hiện tại của bạn không gây nguy hại cho việc thụ thai hoặc cho thai nhi. Ngày nay, các thiết bị hiển thị (như máy tính) không còn bị coi là nguyên nhân có hại cho thai nhi nữa.

Bạn cân nặng bao nhiêu?

Thật lý tưởng nếu như 6 tháng trước khi mang thai trọng lượng của bạn phù hợp với chiều cao của bạn. Vì thế, nếu bạn quá mập hoặc quá gầy nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về cách tốt nhất để đạt được trọng lượng thích hợp. 

Nếu bạn đã có thai khi trọng lượng quá tiêu chuẩn thì đừng bao giờ nhịn ăn vì như vậy cơ thể bạn có thể thiếu nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

Bạn đã biết tránh căng thẳng chưa?

Căng thẳng và khả năng sinh sản có ảnh hưởng rất lớn với nhau. Mẹ hay stress có thể trì hoãn quá trình trứng rụng hoặc chu kỳ trứng rụng bất thường. Vì vậy, khi muốn có thai, các cặp đôi cần tạo tâm lý thoải mái, tránh áp lực công việc cũng như trong cuộc sống.

Chuẩn bị trước khi mang thai

Khi muốn có thai, các cặp đôi cần tạo tâm lý thoải mái, tránh áp lực công việc cũng như trong cuộc sống (Ảnh minh họa)


Bạn có uống vitamin B12 không?

Khi bạn dự định mang thai, hãy dùng vitamin B12 nhằm tránh các bệnh nguy hiểm khi mới dinh ra như bệnh nứt đốt sống. Bạn có thể uống 400 ug vitamin B12 mỗi ngày trong suốt 12 tuần đầu thai kỳ. 

Do đó, từ lúc  bạn ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai cho đến suốt 12 tuần lễ đầu tiên của thai kỳ, bạn nên uổng bổ sung thêm. Nguồn cung cấp vitamin B12 trong thiên nhiên tốt nhất là các loại rau có màu xanh đậm, đậu, lúa mì, men, lòng đỏ trứng gà…

Theo Afamily.vn