Cách xử trí khi bị dính bỏng axit
Gần đây trong xã hội hay xuất hiện hình thức tấn công người bằng cách tạt axit khiến nạn nhân, đa số là phụ nữ và trẻ em, bị bất ngờ, không né tránh kịp thời, dẫn đến bỏng nặng, thương tật vĩnh viễn và hủy hoại nhan sắc. Bị tạt axít hay bỏng hóa chất nếu được sơ cứu đúng cách trước khi được cấp cứu ở bệnh viện sẽ giảm đau đớn rất nhiều.
Bị tạt axit để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Có 3 loại axit thông dụng nhất hiện nay là axit nitric (HNO3), axit hydrochloric/clohydric (HCl) và axit sulfuric (H2SO4). Khi dính vào da thịt, chúng sẽ gây ra những tác hại vô cùng đáng sợ. Da thịt bị ăn mòn, có khi ăn mòn đến xương, trường hợp nặng có thể ăn vào xương. Nếu axit dính vào mắt sẽ gây mù vĩnh viễn.
Nạn nhân thường bị chấn động về mặt tâm lí, hủy hoại thân thể và khiến họ không thể hòa nhập với xã hội. Phụ nữ bị tạt axit thậm chí còn đáng sợ hơn. Ngoài việc nhan sắc bị hủy hoại, họ còn rất khó tìm việc làm và lấy chồng
Chính vì thế, khi bị axit dính vào da, cần xử lí tình huống ngay để vết thương không ăn sâu và lan rộng thêm nữa.
Nếu axit bám vào áo quần thì cần cởi áo quần ra ngay lập tức, không để phần áo quần dính axit tiếp xúc với da. Nếu áo quần đã bị tan chảy và dính vào da thì không được cởi vì nó sẽ làm lột da, gây đau đớn, khó khăn trong việc điều trị và hồi phục. Dùng găng tay hoặc vải sạch khi xử lý tình huống, không để da tiếp xúc trực tiếp với axit.
Rửa sạch vùng da bị dính axit dưới vòi nước chảy trong vòng 15 phút trở lên, làm sao để nước dội axit ra khỏi phần da bị bỏng và không chảy hay dính vào các vùng da khác. Nước không nên lạnh quá, vừa đủ mát để làm dịu dùng da bị bỏng.
Nếu axit dính vào mắt, cũng hứng rửa mắt dưới vòi nước chảy trong ít nhất 30 phút. Nếu chỉ một mắt bị dính, cần cẩn thận không để axit chảy vào mắt còn lại hay dính vào mũi, miệng và các phần thân thể khác. Cách tốt nhất là nghiêng đầu qua một bên để axit và nước chảy ra ngoài ở bên thái dương.
Sau khi rửa sạch axit ở mắt, cần chườm đá lạnh vào mắt để làm giảm tác hại của axit cũng như giảm đau.
Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.
Tự rửa tay bạn hoặc giúp người bị nạn rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước. Rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. Mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay để tránh hóa chất gây tổn hại những vùng khác trên cơ thể.
Nếu bạn hoặc người bị nạn có đeo kính áp tròng thì phải tháo ngay kính áp tròng ra, nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa mắt bằng nước.
Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. Mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.
Tuy nhiên, trong trường hợp nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông. Vết bỏng hóa chất thâm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 – 8cm.
Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn thì phải gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bị nạn tới bệnh viện gần nhất…