Cách phòng chống thoát vị đĩa đệm
Những người nào hay bị thoát vị đĩa đệm?
Nguyên nhân chính của bệnh thoát vị đĩa đệm thường do thời gian gây ra. Khi càng có tuổi, cột sống của mỗi người sẽ bị mất đi sự trơn nhạy về sức chịu đựng, độ đàn hồi cũng kém. Cùng lúc đó, theo thời gian, một số mảnh xương cũng bị thay đổi cấu trúc chệch ra khỏi ổ khớp gây thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân phổ biến thứ hai là làm việc quá sức và không đúng tư thế trong thời gian dài đã khiến gia tăng thêm áp lực lên cột sống gây bệnh.
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng góp một phần vào nguyên nhân gây ra bệnh này: Một số người do bị di truyền nên có kết cấu xương cột sống yếu dễ bị thoái hóa, chệch khớp. Những người có thân hình quá khổ, hoặc mang thai to cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm do sức ép của cơ thể lên xương giá đỡ.
BS. Hoàng Văn Dũng (Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: Thông thường có hai dạng thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đem cột sống thắt lưng.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: thường có biểu hiện đau vùng cổ, gáy, vai, dọc theo cánh tay, tê cánh tay, bàn tay, các ngón tay. Yếu cơ cánh tay, ngón tay… Bệnh lâu ngày sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ tay dẫn tới liệt một hoặc hay cánh tay.
- Thoái vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: có các triệu chứng thường gặp là: đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân… và dễ gây nên những biến chứng nghiêm trọng như: Teo cơ đùi, liệt chân…
Cáchphòng chống thoát vị đĩa đệm
Với kiểu tàn phá cơ thể một cách thầm lặng theo thời gian, bệnh thoát vị đĩa đệm đã trở thành gánh nặng cho nhiều người tuổi trung niên. Để đối phó với căn bệnh này, bác sỹ Hoàng Văn Dũng đã có những lời khuyên hữu ích dành cho người chưa bị và người chưa bị như sau:
1. Chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung cá hồi, cá ngừ. Đây là những loại cá tốt cho xương khớp vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Chất này sau khi đi vào cơ thể biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.
- Gia tăng khẩu phần ăn có tôm, cua đồng… trong các bữa ăn vì chúng chứa nhiều calci giúp hệ xương khớp trong cơ thể bạn thêm dẻo dai và chắc khỏe.
- Hạn chế những thực phẩm giàu đạm, chất béo nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng đào thải canxi qua thận, tăng nguy cơ gãy xương.
- Gia tăng dùng nước hầm từ xương. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.
- Tăng cường ăn những rau củ tốt cho bệnh xương khớp như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ… những lạo rau củ này thường giàu vitamin A, E là nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương, chống lão hóa… Về quả, thì nên chọn những quả chín như đu đủ, cam, chanh, hạnh nhân…
- Một số loại sữa, ngũ cốc, sữa đậu nành chứa nhiều vitamin, khoáng chất và calci giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.
2. Tạo thói quen tốt
- Nên tạo cho mình thói quen tập các môn thể dục phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi, giúp hệ xương được vận động, mềm dẻo các khớp và duy trì giấc ngủ sâu.
- Làm việc trong tư thế lưng thẳng, vai đều cân đối, mắt nhìn thẳng.
- Để nâng một vật nặng, bạn không nên nghiêng thân về phía trước và tránh cử động xoắn lệch người làm mất thăng bằng gây tác dụng không tốt tới khung xương.
Những điều nên làm để hết thoát vị đĩa đệm
Đối với những người đã bị thoát vị đĩa đệm phải dùng thuốc và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, BS. Hoàng Văn Dũng lưu ý những điều sau:
1. Dùng thuốc
- Việc điều trị cho một bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chủ yếu là áp dụng chế độ nghỉ ngơi, dùng thuốc để giảm đau và giảm viêm: tylenol hoặc aspirin, chống viêm như ibuprofen: advil, motrin hoặc cơ giãn robaxacet.
- Nếu cơn đau dữ dội và dai dẳng có thể dùng các toa thuốc giảm đau mạnh hơn như chất ma tuý, hoặc thuốc chống viêm liều cao.
- Thuốc tiêm: Việc tiêm enzyme vào đĩa đệm cũng có thể được thực hiện nếu bệnh nhân đau nhiều và dai dẳng. Khuyết điểm của loại thuốc enzyme là có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng.
Hiệu quả: Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng cho những người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ thì có tác dụng nhất định, hoặc có thể dùng kết hợp với các biện pháp điều trị khác như vật lý trị liệu hay phẫu thuật.
Hạn chế: Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng cắt cơn đau, làm chậm lại sự phát triển của bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn
2. Vật lý trị liệu
Giai đoạn 1: Dùng kim trên đưa trực tiếp đưa thuốc vào trực tiếp các vùng thoát vị, tác động trực tiếp vào vùng tổn thương, cơn đau sẽ nhanh chóng lắng xuống, hồi phục nhanh hơn
Giai đoạn 2: Lại quay lại từ đầu, nhưng lần này sẽ dùng tia chiếu xạ để kích các dây thần kinh để chúng hoạt động trở lại.
Giai đoạn 3: Tập thể dục cho các phần thần kinh bị yếu như: chân, vai, tay và sẽ bắt đầu tập sau khi làm trị liệu 24 giờ và cần tập khoảng 2 tháng tiếp theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hướng dẫn.
Hiệu quả: Phương pháp này không cần phẫu thuật, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, không đau, không có các nguy cơ xảy ra như khi phẫu thuật.
Hạn chế: Khoảng 25% bệnh nhân không đạt được kết quả như mong đợi khi thực hiện điều trị bằng phương pháp này bởi sự cản trở việc đưa kim dẫn truyền vào các nơi bị tổn thương đôi khi bị cản trở không đến đúng nơi cần đến.
3. Phẫu thuật
- Phương pháp điều trị phẫu thuật được sử dụng nếu cơn đau kéo dài và khó chịu, hoặc có nguy cơ bị yếu, teo ở một cánh tay, chân, ngón chân.
- Cuộc phẫu thuật loại bỏ các áp lực của đĩa đệm vào dây thần kinh. Các kỹ thuật khác nhau được sử dụng là để loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần của đĩa đệm. Điều này cũng có thể được thực hiện nội soi. Kỹ thuật này chỉ đòi hỏi một đường rạch nhỏ ở da.
Hiệu quả: Có thể khắc phục từ 80-100% nhưng phải được sự chỉ định của bác sĩ là quyết định phẫu thuật.
Hạn chế: Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần lưu ý có thể liệt nhẹ hoặc liệt tạm thời một thời gian cho một vùng tổn thương, hoặc bị tê hoặc có thể bị ảnh hưởng tới trí nhớ.