Cách giúp giảm viêm đốt sống cổ
1. Điểm và nhào
Huyệt kiên tỉnh: điểm giữa đường nối mấu gai đốt sống cổ thứ 7 và mỏm cùng vai.
Huyệt kiên ngung: ở trong chỗ lõm góc ngoài bả vai khi tay ở tư thế dang tối đa.
Huyệt khúc trì: ở đầu ngoài nếp khuỷu tay khi khuỷu tay ở tư thế gập.
Huyệt hợp cốc: nằm giữa 2 xương bên tay 1 và 2 trên mé ngoài của xương bàn tay thứ 2.
Người bệnh ngồi, người thao tác đứng bên cạnh, dùng 2 bàn tay điểm và nhào các huyệt trên, thực hiện trong 1 phút.
2. Nhào và véo
Người bệnh ngồi, người thao tác đứng phía sau dùng một tay giữ đầu người bệnh. Tay còn lại làm động tác nhào và véo trên cổ bệnh nhân theo hướng lên xuống từ 1-2 phút, sau đó đến 2 vai phần trên của lưng và tay bị bệnh trong 3 phút tiếp theo.
3. Đẩy các điểm đau
Người bệnh ngồi, người thao tác đứng cạnh, dùng một bàn tay giữ vai bệnh nhân, dùng đầu ngón tay cái của bàn tay kia làm động tác đẩy theo hướng lên, xuống, qua phải qua trái, ở các điểm đau trên cổ, vai, lưng. Cứ thế mỗi hướng đẩy 3-5 lần. Trong lúc day xoa bóp, bấm huyệt bệnh nhân cử động đầu nhanh sang trái và phải.
4. Kéo chân
Bệnh nhân ngồi, người thao tác đứng bên cạnh, dùng một bàn tay giữ lấy cánh tay bệnh nhân từ phía sau, kéo nhẹ ra phía ngoài, dùng bàn tay nắm lấy cổ tay của bệnh nhân, kéo xuống dưới rồi thả ra. Có thể thao tác lặp lại nhiều lần trong 1 phút.
5. Rung tay
Người bệnh nằm ngửa, tay bên bị đau để thư giãn, người thao tác đứng bên cạnh, giữ lấy đầu tay bên bị bệnh, làm những chuyển động rung như dợn sóng để làm êm dịu các cơ và các khớp. Động tác này làm lại từ 5-7 lần.
6. Kỳ tay
Người bệnh ngồi, tay bị bệnh ở trạng thái thư giãn, người thao tác đứng bên cạnh dùng hai bàn tay làm động tác giống như kỳ cọ, tác động vào tay bị bệnh từ vai xuống đến cẳng tay. Lặp lại 5-7 lần.