Cách giúp bé có hàm răng đều, đẹp khi thay răng
Ảnh minh họa
Đối phó với rắc rối khi bé thay răng
Thường thì sẽ mất khoảng 1 vài tháng để chiếc răng mới mọc lên thay cho chiếc răng đã thay thế trước đó. Chiếc răng mọc lên có thể có kích cỡ lớn hơn chiếc răng cũ nhưng bạn không nên lo lắng về điều này bởi vì theo tuổi tác hàm của trẻ sẽ phát triển hơn và “tự điều chỉnh”. Tuy nhiên cũng có những trường hợp răng của trẻ phát triển rất phức tạp, đó là lúc cần sự can thiệp chỉnh hàm của nha sĩ.
Vài trường hợp, răng bé đã thay rất lâu mà chưa thấy mọc lại. Nguyên nhân có thể là do răng bé thay quá sớm (ví như bị ngã, tai nạn hoặc bị tổn thương buộc phải nhổ răng) hoặc do lợi bé bị lợi trùm khiến răng khó có thể nhú lên. Tất nhiên, không cách nào khác là đưa bé đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Khi nhổ răng đa phần tất cả các bé đều lo lắng, sợ hãi vì thế các bậc cha mẹ cần giúp bé chuẩn bị tâm lý thật vững vàng trước khi nhổ. Hãy giải thích cho bé hiểu rằng, ai cũng phải trải qua những giai đoạn như thế thì sau đó khi lớn lên mới có được hàm răng đẹp như muốn.
Làm gì trước sau khi nhổ răng?
+ Trước khi nhổ răng bạn cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ bằng cách lấy hết các mảng bám, đánh răng và súc miệng cẩn thận.
+ Sau khi nhổ răng không nên cho bé súc miệng nhiều lần đặc biệt càng không nên cho bé súc miệng bằng nước muối sẽ khiến khó cầm máu, thay vào đó nên cho bé ngậm chặt bông để máu nhanh ngưng chảy.
Lưu ý: Nếu sau nhổ răng bé có cảm giác quá đau đớn có thể hỏi ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc giảm đau.
Chăm sóc răng cho trẻ
+ Khi mới nhổ răng nên hướng dẫn trẻ cách tránh tiếp xúc bàn chải vào vùng đó vì sẽ khiến cho vết thương lâu lành hơn.
+ Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ngọt, vì đồ ăn ngọt là nguyên nhân khiến men răng của bé bị hỏng, tăng nguy cơ sâu răng hoặc mắc các bệnh về răng miệng. Không nên cho bé ăn kẹo gôm vì khi ăn loại kẹo đó bé sẽ phải nhai nhiều ảnh hưởng đến răng vừa nhổ.
+ Dạy trẻ cách không dùng lưỡi “đẩy” vào khoảng trống chiếc răng vừa nhổ hoặc không sờ tay vào vùng đó vì sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
+ Thường xuyên đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời trường hợp răng của bé bị mọc lệch lạc, sai vị trí hoặc bé gặp phải những nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Chế độ ăn uống
+ Không nên cho bé ăn những món ăn cứng, dai, khó nhai vì hàm răng của bé không còn đầy đủ như trước đây, còn nếu nuốt quá nhanh không nhai kỹ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị đau dạ dày.
+ Nên chọn những thực phẩm mềm, thái nhỏ, dễ nuốt sẽ giúp bé hưng phấn hơn rất nhiều khi thưởng thức các món ăn. Các thực phẩm thích hợp cho bé yêu là cháo, súp, mì, các món ninh, hầm, nhừ…
+ Hạn chế cho bé ăn những thự phẩm nhiều acid khiến cho những chiếc răng mới mọc lên dễ bị đen và xỉn màu, làm hỏng men răng về sau.
+ Canxi là một thành phần quan trọng giúp răng bé chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Bởi vậy, nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho trẻ như: rau có lá màu xanh sẫm, canh xương hầm, trứng, sữa, đậu đỗ, hạnh nhân, đậu phụ…