Cách chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Amiđan là hai cục lympho ở họng, (gọi là “cửa ngõ” của đường thở), có tác dụng ngăn chặn những vi khuẩn vi trùng đầu tiên xâm nhập vào cơ thể. Nếu không còn amidan thì bộ phận bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật đầu tiên đã bị loại bỏ, vì không 1 bộ phận nào trên cơ thể là thừa.
Theo các chuyên gia, việc cắt amidan không có lợi, amidan chỉ nên cắt khi có sự chỉ định của bác sĩ và cơ thể có những dấu hiệu sau:
Ảnh minh họa.
– Viêm Amidan tái diễn nhiều lần: 5-7 lần/năm
– Viêm amidan thường xuyên phát tác cấp tính, nhiều lần dùng thuốc điều trị mà không có hiệu quả, đã ảnh hưởng đến các tổ chức lân cận, như xung quanh tuyến amidan bị sưng mủ, viêm mũi, viêm lỗ mũi, viêm tai giữa…
– Viêm amidan quá phát ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt ( nuốt vướng, nuốt khó liên tục, chức năng thở (ngủ ngáy, cơn ngừng thở ngắn)
– Đối với trẻ nhỏ nên cắt amidan trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính, xuất hiện nhiều lần trong một năm, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Cách chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Thường sau khi cắt Amiđan khoảng 4 – 6 tiếng đồng hồ nếu không có dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân sẽ được về nhà. Sau mổ 24 giờ trẻ có thể nói chuyện nhưng tránh để trẻ gào thét hay khóc, vận động quá sức gây chảy máu.
– Sau 2 ngày đầu có thể cho trẻ ăn lỏng như: súp loãng nguội, sữa mát. Đến ngày 3 – 4 cho trẻ ăn cháo lỏng.
– Từ ngày thứ 5 cho trẻ ăn cháo đặc. Ngày thứ 15 sau mổ ăn cơm nát, sau đó ăn cơm bình thường.
– Trong 10 ngày đầu sau khi phẫu thuật, không cho trẻ ăn những thức ăn chua, cay, cứng, nóng. Sau khi ăn cần súc miệng nhẹ nhàng (tránh súc họng mạnh gây chảy máu).
Thông thường tiến hành cắt amidan cho người bệnh khi đang không có biểu hiện viêm cấp tính của bệnh lý amidan cũng như toàn thân. Người bệnh sẽ được xét nghiệm các thông số về máu như công thức máu, sinh hoá máu, sính hoá nước tiểu, chụp tim phổi, điện tim và khám tai,mũi, họng để đảm bảo đủ điều kiện gây mê cắt Amidan. Nguời bệnh cần được nghỉ ngơi, dùng an thần tối ngày trước phẫu thuật.