Các mẹo đơn giản chữa nghẹt mũi hiệu quả
Nghẹt mũi trời này rất khó chịu, hốc mũi tắc do viêm nhiễm, thở bằng miệng làm không khí vào phổi không được lọc, không được làm ấm và ẩm nên rất dễ gây viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi, lâu ngày có thể bị mắc viêm xoang.
Những mẹo dễ dàng sau sẽ trị nghẹt mũi nhanh hết:
1. Làm sạch mũi và xông mũi bằng nước muối: Nếu mới bị ngạt mũi, hãy pha nước muối loãng và nhỏ vào mũi, chất kháng khuẩn của nước muối sẽ giảm cảm giác nghẹt. Hoặc nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi xì sạch nhầy ra, đường thở sẽ thông thoáng, dễ chịu. Làm vài lần trong ngày.
2. Xông hơi: Dùng viên xông mũi bằng dược liệu, hoặc dấm táo (2 thìa dấm táo, hòa nước sôi. Dùng hai bàn tay che phần phía trước cánh mũi rồi cúi xuống phần nước dấm táo pha chế.
3. Hành tây, hành tím, tỏi xắt miếng nhỏ, cho vào cốc, hoặc bát nhỏ rồi bắt đầu xông mũi. Nếu giã nhuyễn càng phát huy tác dụng. Theo các nhà khoa học, hành tây có thể đẩy lùi chứng ngạt mũi nhanh chóng mà không có tác dụng phụ. Cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây ra sau đó lấy một cái khăn mỏng buộc kín lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi hết ngạt mũi.
4. Gừng tươi trị nghẹt mũi rất hiệu quả và đơn giản. Hãy thêm gừng vào các món ăn hàng ngày.
Nếu mũi nhạy cảm, trở trời nên uống 1 ly trà gừng tươi. Chọn củ gừng nguyên vẹn, màu vàng (củ ngả nâu, vỏ khô nhăn là bị để lâu), đổ vào 2 bát nước nhỏ, đun sôi 10 phút thì bỏ bã. Cho chút mật ong, 1 lát chanh tươi vào cốc sẽ rất dễ uống và trị bay chứng ngạt mũi nhờ vị cay, tính nóng, có tác dụng trị cảm lạnh, nghẹt mũi, long đờm, trị nhức đầu.
5. Xoa vuốt: Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay.
Hoặc lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi, làm nhiều lần trong ngày rất dễ thở.
6. Nước ép cà chua nóng cũng có thể giúp trị chứng ngạt mũi phiền toái. Hãy đun nóng nước ép cà chua, thêm 1 muỗng nước chanh, 1 ít tỏi băm và uống 2 lần/ngày sẽ sớm loại bỏ được chứng ngạt mũi.
7. Hít hương dầu khuynh diệp, hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng.
8. Nên ăn các gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu, mù tạt…) cũng là cách trị ngạt mũi, và loại bỏ vi khuẩn để dịu triệu chứng ngạt mũi. Khoa học đã chứng minh những món ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng sẽ giúp bạn giải cảm nhanh, giảm ngạt mũi đáng kể nhờ các chất nhầy gây ra ngạt sẽ bị tăng tốc độ dịch chuyển giúp mũi giảm tắc, thở dễ dàng hơn.
9. Dùng 1 thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống 3 cốc/ngày sẽ giúp sớm loại bỏ tắc mũi, chống ho hiệu quả.
10. Dùng khăn thấm nước nóng trước khi đi ngủ đặt ở hai tai 10-15 phút sẽ dịu chứng ngạt mũi (do ở tai có nhiều dây thần kinh nhỏ xíu điều tiết máu ở mũi, gặp nóng huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi).
Quá trình ngâm mình hãy thở đúng cách (hít vào phình bụng ra, thoải mái để hơi nước ấm bay lên làm mũi dịu lại và thông dần.
11. Nhỏ vài giọt dầu tỏi (không phải nước tỏi tươi) vào mũi để giúp tẩy sạch các chất nhầy trong mũi giúp trị chứng nghẹt mũi.
12. Một tách trà nóng (trà bạc hà, trà xanh…), cũng có thể đẩy lùi cảm cúm – một trong những nguyên nhân gây ngạt mũi. Còn giúp tinh thần sảng khoái, ấm cơ thể, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, giảm viêm nhiễm.
13. Nếu nghẹt mũi kèm mệt mỏi, hãy pha nước ấm với tinh dầu bạc hà, hoặc gừng giã nhỏ sẽ để xông hơi (có bồn tắm ngâm mình càng tốt), giúp cơ thể tiết ra các chất bẩn, lưu thông mạch máu, tinh thần sảng khoái, đẩy lùi bệnh tật.
14. Nhai lá từ 2-4 lá húng quế là cách đơn giản nhất trị ngạt mũi. Hoặc uống trà húng quế sẽ giúp loại bỏ ngạt mũi.
Chăm sóc mũi, xử trí khi cơn nghẹt mũi kéo đến:
Lọ nước muối sinh lý có tác dụng lớn bảo vệ và chăm sóc mũi, nhất là trẻ nhỏ:
- Mỗi ngày nên nhỏ mũi 2 – 3 lần. Nước muối sinh lý giúp chống khuẩn rất tốt, nó làm loãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Còn nếu mũi đang khỏe mạnh, nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý mỗi ngày cũng làm cho mũi được sạch và khiến “vi khuẩn không kịp sản sinh”.
Cách xông mũi: Dùng bát nước nóng và bỏ thêm 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hà hơi nước bốc lên, giúp thông mũi và đẩy sạch nước mũi nhầy ra ngoài.
Mát-xa nhẹ nhàng cánh mũi: Lấy hai ngón tay thuận nhất vuốt dọc nhẹ nhàng từ từ lên xuống sống mũi. Làm 10 lần đờm trong mũi tan ra, hết cơn nghẹt mũi.
Nếu đã sử dụng tất cả các cách trên mà không khỏi nghĩa là bạn đã bị ngạt nặng, hoặc bị ngạt mũi kinh niên, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm kẻo để lâu sẽ có thể ảnh hưởng nhiều đến mắt và não bộ, đau đầu…
Lưu ý:
- Uống nhiều nước để làm giảm dịch nhầy ở mũi (8-10 ly/ngày), và dùng các thức uống lỏng (canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược) giúp trị chứng nghẹt mũi.
- Ăn thức ăn nóng và uống nước nóng giúp ngăn ngừa mất nước và giảm nghẹt mũi. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, bột vì chúng sẽ làm chứng nghẹt mũi thêm trầm trọng.
Tránh xa những loại thực phẩm nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn. Hãy ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
- Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi son, mùi nước hoa, rượu vì chúng làm bạn khó chịu hơn.
- Khi bị nghẹt mũi, hãy gối cao hơn bình thường, để cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường vừa phải sẽ dễ chịu hơn.
- Phòng ốc bố trí tránh sách báo, gấu bông… Là những hung thủ tích bụi, vi khuẩn xung quanh lâu ngày gây ra những vấn đề về nghẹt mũi.
- Hãy năng giặt ga trải giường, chăn chiếu, màn, gối để giảm bụi và vi khuẩn - tác nhân gây ngạt mũi.