Các loại ung thư trẻ em dễ mắc phải
Trong đó 50.000 trẻ được chẩn đoán có tỷ lệ sống sót là 80% và 200.000 trẻ còn lại chỉ có cơ hội sống khoảng 25%.
Mỗi năm, ước tính có khoảng 4.200 bệnh nhân ung thư mắc mới ở trẻ dưới 19 tuổi. Trong số này, có 2.000 ca ung thư máu, 900 trường hợp u não, còn lại là u nguyên bào thần kinh, u thận, u xương, u phần mềm…
Bạch cầu là căn bệnh ung thư trẻ em thường gặp nhất, chủ yếu ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư khá cao, trong đó ung thư máu chiếm 30% trong các thể ung thư.
Khi người lớn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bệnh thường có nhiều khả năng phát triển ở vú, đại tràng, ruột… Nhưng với trẻ em, bệnh ung thư thường bắt đầu ở hệ thống thần kinh, não, xương, cơ, thận và đôi khi cả máu.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ có thể mắc các bệnh ung thư như người lớn. Khi đó, quá trình phát hiện và điều trị cho đứa trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Tuy nhiên, trẻ em khi bị ung thư thường phải chịu những cơn đau nặng nề hơn người lớn. Hơn nữa, có những trẻ không thể nói ra cơn đau của mình nên càng khiến bố mẹ, bác sĩ khó phát hiện, bệnh tình có thể trầm trọng hơn.
Dưới đây là 5 loại ung thư thường thấy ở trẻ em trên toàn thế giới.
1. Ung thư bạch cầu hay ung thư máu
Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em Ấn Độ. Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các mô của cơ thể tạo máu, trong đó có tủy xương và hệ thống bạch huyết. Căn bệnh này thường gây ra các cơn đau ở xương và khớp.
2. Ung thư não
Hầu hết các khối u trong não phát triển ở phần dưới của não (tiểu não hoặc thân não), khi tế bào ung thư phát triển quá nhanh trong các mô thần kinh tạo thành khối u não ác tính. Các triệu chứng của bệnh ung thư não là nôn mửa, buồn nôn và mờ mắt.
3. Ung thư xương
Ung thư xương cũng là bệnh ung thư mà nhiều trẻ em mắc phải. Bệnh ung thư này thường xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, và tế bào mô liên kết của xương, thường gặp nhiều hơn ở trẻ lớn và thanh thiếu niên.
Các triệu chứng của ung thư xương là đau trong xương, xuất hiện khối u, dễ gãy xương…
4. Ung thư nguyên bào thần kinh
Bệnh ung thư này phát triển từ các khối u nguyên bào thần kinh, thường xảy ra với các trẻ em rất nhỏ, ở độ tuổi 3-4. Đây chính là loại ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán trong năm đầu tiên của cuộc đời.
Sốt, đau xương, buồn nôn và chán ăn là những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị khối u nguyên bào thần kinh.
Nụ cười của một em bé đang bị bệnh ung thư máu hành hạ.
5. Ung thư hạch bạch huyết
Đây là bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch và các mô bạch huyết.
Ngoài dấu hiệu làm suy giảm miễn dịch, trẻ bị ung thư hạch bạch huyết có thể gặp các triệu chứng khác như có hạch ở cổ, bẹn… sốt, giảm cân không có lý do, đổ mồ hôi về đêm…
Những dấu hiệu các bệnh ung thư ở trẻ em
Thông thường, ung thư được xem là án tử hình cho bệnh nhân. Nhưng với ung thư trẻ em, khoảng 70% trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh ung thư đều được chữa khỏi và một số bệnh ung thư có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn 90%.
Tuy nhiên, dù bất kỳ loại ung thư nào, chẩn đoán sớm sẽ giúp việc chữa bệnh được hiệu quả. Chính vì vậy, các phụ huynh cần chú ý theo dõi những biểu hiện bất thường ở con trẻ để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Mặc dù các triệu chứng và biểu hiện của bệnh ung thư tuỳ thuộc vào dạng bệnh, vị trí trong cơ thể nhưng 85% trẻ ung thư có dấu hiệu như sau:
1. Giảm cân đột ngột, mệt mỏi, xanh xao.
2. Đau ở xương và khớp khi chơi hoặc khi tham gia vào các hoạt động khác.
3. Đau kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm theo nôn.
4. Xuất hiện khối u hoặc sưng nề bất thường ở cổ, nách, háng và bụng.
5. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
6. Dễ xuất hiện vết bầm tím (tụ máu) và chảy máu không lý giải được.
8. Xuất hiện đốm trắng nhờ trên võng mạc.
Các bậc phụ huynh cần sớm phát hiện những dấu hiệu sức khỏe bất thường của trẻ.
Cách phòng ngừa ung thư cho trẻ em
Các chuyên gia ung thư trẻ em cho rằng nguyên nhân gây ung thư ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ yếu tố gen di truyền và tác động của môi trường cũng như lối sống.
Vì thế, các bậc làm cha làm mẹ có thể phòng ngừa nguy cơ cho con mình bằng những cách sau:
Khói thuốc lá: Bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách tạo một môi trường sống không khói thuốc lá, đồng nghĩa bố mẹ và những người thân xung quanh không được phép hút thuốc khi ở gần con trẻ.
Ánh nắng: Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng mặt trời là cách để phòng tránh bệnh ung thư da.
Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch phòng ngừa ung thư cho trẻ em. Bố mẹ hãy thực hiện một chương trình ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, trái cây và rau quả.
Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến, thịt đỏ và đồ ăn nhanh.
Không vận động: Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng nên tập thể dục thường xuyên. Thói quen này giúp ổn định lượng hoóc-môn như estrogen và insulin có liên quan đến ung thư.
Thừa cân béo phì: Đây là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú, thực quản, ruột, ung thư gan, thận, tuyến tụy và ung thư tử cung.
Tiếp xúc với hóa chất: Theo một nghiên cứu, nếu trẻ em sớm tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ ung thư máu lên 47%.
Rượu: Nếu bố mẹ uống rượu, đặc biệt thời kỳ mang thai, có nguy cơ con cái nghiện rượu sau này cũng rất cao. Và các nghiên cứu đều kết luận uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, miệng, vòm họng và đường ruột.
Bệnh viêm gan: Nếu bố mẹ mắc những căn bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, viêm gan C, ngay từ mới lọt lòng, trẻ cần phải được tiêm phòng đầy đủ để loại trừ nguy cơ mắc ung thư gan sau này.