Logo Bài Thuốc Quý

Các loại rau dễ chứa nhiều giun sán

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Giun sán cũng như các ấu trùng phát triển mạnh mẽ và có thể có mặt ở bất kỳ thực phẩm tươi sống nào. Tuy nhiên có một số loại rau đặc trưng do môi trường sống sẽ là nơi trú ngụ của nhiều loại giun sán. Cùng điểm mặt các loại rau chứa nhiều giun sán dưới đây.

Nhiễm giun sán là bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam với khoảng 65 triệu người mắc, chiếm đến ¾ dân số. Trong đó, thực phẩm được coi là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Một nghiên cứu của TS.BS Nguyễn Thu Hương – Viện Sốt Rét Ký sinh trùng Trung ương – Trung Văn, Hà Nội và cộng sự cho thấy, trong các loại rau ăn sống của người nhiễm sán lá gan lớn hay ăn thì rau cần, rau ngổ, rau diếp cá và bạc hà được ăn nhiều, tỷ lệ tương ứng là 43,7%, 43,1%, 40,0% và 40,0%; Rau xà lách và rau răm tỷ lệ là 35,5% và 35,4%.

Các loại rau chứa nhiều giun sán

Khi nhiễm sán lá gan lớn và giun đũa, bệnh ở mức nhẹ, cơ thể suy nhược, buồn nôn, mất máu, trẻ em chậm phát triển cả về thể trạng. Khi bệnh nặng, số lượng giun trong cơ thể nhiều hơn, người bệnh có thể bị các triệu chứng nguy kịch như tắc ruột, đi ngoài ra máu, viêm ruột thừa… Ngoài ra còn là nguy cơ bị các bệnh nguy hiểm như u não, u gan…

Một số loại rau giun sán dễ trú ngụ

Các loại rau củ thủy sinh như: rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen, củ niễng… có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách chế biến, dễ gây bệnh sán lá ruột.

Không chỉ các loại rau thủy sinh có thân ống như rau cần, rau muống, cải xoong mà những rau trồng cạn như xà lách, rau thơm… đều nhiễm ký sinh trùng như trứng giun đũa, giun móc, sán lá gan.

Rau cải xoong

Rau cải xoong được biết là loại rau có hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt… cao với nhiều công dụng trong việc phòng và trị bệnh, không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà còn giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu….

Rau cải xoong chứa nhiều giun sán

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì rau cải xoong có thể là ổ chứa giun sán nếu ở trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng.

Rau cần

Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Khi ăn lẩu, các bạn phải rửa thật sạch, ngâm nước muối và để chín kỹ mới ăn.

Rau muống nước

Rau muống nước chứa nhiều giun sán

Rau muống nước ăn giòn, ngọt và đậm hơn rau muống cạn nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, rau muống trồng dưới nước bẩn chứa rất nhiều giun sán.

Ngó sen

Ngó sen là bộ phận dưới gốc cây sen, là một thức ăn tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống. Do phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm, nên ngó sen dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là loài lợn.

Dấu hiệu người bị nhiễm sán

Khi mắc sán, bệnh nhân chỉ bị mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khoẻ giảm sút… Khi bệnh toàn phát, người bệnh bị đau bụng kèm theo tiêu chảy. Phân lỏng, không có máu, nhưng nhày và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu.

Bệnh nhân thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt.

Cách “tẩy sạch” giun sán ở rau

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái (khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai ) cho biết, để hạn chế nhiễm bệnh, trước khi chế biến cần rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn cũng như dư lượng hóa chất bám trên rau. Cần vệ sinh tay trước khi chế biến đồ thực phẩm; hạn chế ăn rau sống, nếu muốn sử dụng nên ngâm với nước muối hoặc nước pha thuốc tím.

Với các loại ray thủy sinh, bác sĩ Thái cho rằng cách tốt nhất để phòng bệnh là nấu chín.

Theo Nguoiduatin