Các bệnh dễ mắc phải trong cuộc sống hiện đại
1. Dạ dày “thủy tinh”
Triệu chứng: Dạ dày thường bị đau, trướng bụng…
Không ít người vừa ăn chút đồ khó tiêu là dạ dày bị đau, ăn nhiều dầu mỡ lại bị trướng bụng, cũng không ít người tuổi chưa đến 40 đã mắc bệnh ung thu dạ dày. Tình trạng dạ dày bị “yếu” đi còn được gọi là hiện tượng “dạ dày thủy tinh” – với ý nghĩa là mỏng manh và có thể “vỡ” bất cứ lúc nào. Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là việc chúng ta ăn uống không đúng giờ giấc và không hợp lý.
Dạ dày là cơ quan có tiết tấu sinh lý bình thường, cần được bài tiết sau khi ăn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời gian và môi trường làm việc, con người có xu hướng dùng bữa không đúng giờ. Ăn uống không có quy luật lâu ngày sẽ làm rối loạn cả một trật tự tiết tấu của dạ dày.
Bên cạnh đó, cũng có người thích ăn thật no, điều này cũng vô cùng không nên, vì ngoài việc làm rối loạn hoạt động của dạ dày ra thì ăn quá no còn có thể gây ra viêm đường ruột cấp tính.
Giải pháp: Ăn uống đúng giờ
Ăn uống cần phải chú trọng giờ giấc, giữa các bữa ăn phải giãn cách nhau, ngoại trừ thời gian giữa bữa ăn tối và bữa ăn sáng của ngày hôm sau là phải cách nhau dài hơn, những bữa ăn khác tốt nhất nên cách nhau 4-5 giờ.
Về mặt thực phẩm, bạn nên cố gắng đa dạng hóa các loại thực phẩm tiêu thụ. Tỷ lệ của ba bữa chính sáng, trưa, chiều tương đối cân bằng về tổng lượng là được. Bạn nên căn cứ theo tình hình thực tế cơ thể mình để điều chỉnh chế độ ăn cho thích hợp.
2. Bàng quang “bí”
Triệu chứng: Tiểu tiện khó khăn, bàng quan bị viêm…
Nín tiểu lâu ngày không có lợi cho sức khỏe. Dù bất cứ lý do nào phải nín tiểu đều tạo thành thói quen xấu khiến bàng quang “bí”.
Tiểu tiện cũng là một vòng tuần hoàn rất quan trọng của sức khỏe. Nếu không thể bài tiết nước tiểu bình thường, chức năng của bàng quang, ống thải nước tiểu và cả thận sẽ bị ảnh hưởng.
Thường xuyên nín tiểu không những dễ tạo thành chứng khó tiểu còn có thể gây viêm bàng quang. Đối với nam giới, nín tiểu lâu ngày còn có thể gây viêm tuyến tiền liệt. Đối với nữ giới cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng liên quan đến bàng quang, đường tiết niệu…
Giải pháp: Uống đủ nước làm thông tiểu tiện
Khi đã phải nhịn tiểu một khoảng thời gian thì nên nhanh chóng bài tiết hết nước tiểu, sau đó bổ sung một lượng nước nhiều hơn để tạo nên tác dụng “súc rửa” cho bàng quang, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
Nếu xác định không có thời gian để tiểu tiện thì tạm thời bạn nên uống ít nước, sau khi kết thúc công việc có thể bổ sung lại phần nước cần thiết cho cơ thể. Theo y học, mỗi người cần khoảng 2000ml nước mỗi ngày. Lượng nước nạp vào cơ thể đầy đủ sẽ giúp “tống khứ” các chất thải ra ngoài.
3. Mông “sô pha”
Triệu chứng: Phần mông biến dạng, cột sống tổn thương…
Chỉ cần có thời gian ở nhà, nhiều người thích ngồi một chỗ trên sô pha, dần dần tạo ra hiện tượng mông “sô pha”.
Đa số các ghế sô pha khá mềm mại, ngồi nhiều và lâu không những có thể khiến phần mông bị mất đi hình dạng vốn có, cơ thịt nhão đi, cột sống cũng dễ bị tổn thương. Mông “lún” lâu trên ghế sô pha, tuần hoàn máu không được lưu thông nên có thể khiến nam giới mắc các bệnh về tuyến tiền liệt.
Giải pháp: “Đứng ngồi không yên” mới tốt
Người luôn căng thẳng thần kinh thường đứng ngồi không yên, ngồi lâu không được mà đứng lâu cũng không xong. Điều nghe có vẻ không tốt nhưng thực tế lại là một hình thức “vận động”. Nhóm người bị chứng “mông sô pha” nên học theo kiểu đứng ngồi không yên này. Một mặt có thể giúp người thường xuyên phải ngồi lâu có thể vận động cơ thể nhiều hơn, mặt khác, cho dù là ngồi trên ghế sô pha thì tốt nhất không nên ngồi quá nửa giờ và cũng nên thay đổi tư thế. Ngồi một lúc, bạn hãy thử xoay đầu, co duỗi chân tay, vươn vai…
4. Chân “kinh tế”
Triệu chứng: Phù chân, nhức chân…
Những người làm văn phòng hay lái xe thường phải ngồi lâu, tuần hoàn máu ở hai chân không được lưu thông, hình thành triệu chứng tắc nghẽn mạch máu. Đây gọi là chân “kinh tế”.
Chân “kinh tế” còn được gọi là chứng tắc nghẽn tĩnh mạch tầng sâu. Ngồi lâu trong không gian kín, tuần hoán máu trở nên châm hơn, nếu các khối máu đông di chuyển đến phổi còn có thể gây ra thuyên tắc phổi cấp tính, thậm chí là tử vong.
Giải pháp: Phòng ngừa bắt đầu từ co duỗi tĩnh mạch
Để phòng ngừa chứng chân “kinh tế”, vận động nhiều vẫn là tốt nhất. Thời gian “bất động” của cơ thể chỉ nên duy trì ở mức độ ngắn, đa dạng những cử động các bộ phận của cơ thể.
Khi chân có triệu chứng phù, đau nhức, đặc biệt là bắp chân, da chân nóng, đỏ hoặc đổi màu, cộng với hô hấp nhanh và đau khi thở sâu thì phải kịp thời đến bệnh viện kiểm tra và điều trị.