Bột sắn dây có chữa được nhiệt miệng không?
Tại sao bột sắn dây chữa được nhiệt miệng?
Nhiệt miệng do đâu?
Trong dân gian thường quan niệm nguyên nhân gây nhiệt miệng là do nạp nhiều những thực phẩm có tính nóng có trong các loại hoa quả như xoài, mít; trong các loại gia vị như ớt, riềng dẫn đến “nóng trong”, phát tác ra ngoài gây nên bệnh nhiệt miệng (lở miệng), Đông y gọi là thấp nhiệt ở tỳ, vị. Nguyên nhân khác được cho rằng do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng xâm nhập vào tỳ, vị làm hỏa độc bốc lên sinh viêm loét, khô miệng, Đông y gọi là khẩu sang.
Theo y học hiện đại, bệnh nhiệt miệng còn do cơ thể không được cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin, một số khoáng chất dẫn đến thiếu hụt, gây nên nhiệt miệng. Ngoài ra, các bệnh về răng miệng, đặc biệt thường xuất hiện trong mùa đông như viêm nướu, chảy máu chân răng, viêm tủy răng mà không được điều trị dứt điểm cũng là tác nhân gây bệnh nhiệt miệng.
Bột sắn dây trị nhiệt miệng
Chúng ta đã phân tích được các nguyên nhân chủ yếu gây nhiệt miệng ở trên, hầu hết là do bị nóng trong phát tác ra ngoài dẫn tới nhiệt miệng.
Theo Đông Y bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có chức năng thanh nhiệt giải độc làm dịu mát cơ thể. Bột sắn dây thường được sử dụng để chữa các loại bệnh cảm, sốt, nhức đầu, mụn nhọt, rôm sẩy khá hiệu nghiệm. Chính vì lẽ đó bột sắn dây điều trị nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả.
Bột sắn dây trị nhiệt miệng rất hiệu quả.
Cách sử dụng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng
Để có bột sắn dây, cần lấy củ sắn dây đem đi nghiền rồi lọc lấy tinh bột và phơi khô được kết của cuối cùng là bột sắn dây màu trắng đục. Sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt miệng an toàn cho cả người lớn và trẻ em.
Và nhờ công dụng giải độc làm mát mà bột sắn dây được ông bà ta dùng để chữa trị khi bị nhiệt miệng, làm giảm các vết loét lở trong khoang miệng cực nhanh chóng mà lại tiết kiệm chi phí.
Chuẩn bị: 10g – 15g bột sắn dây.
Hướng dẫn thực hiện: Pha loãng bột sắn dây với nước đun sôi để nguội (có thể pha nhiều hoặc ít nước theo sở thích), tốt nhất là không nên cho thêm đường.
Cách dùng: Uống nước sắn dây pha loãng mỗi ngày, ngày uống 2 lần. Sử dụng liên tục trong vài ngày các vết loét nhiệt miệng sẽ giảm.
Khi cho trẻ em uống bột sắn dây chữa nhiệt miệng thì bạn nên nấu chín bột mà không nên để sống.
Một số lưu ý khi dùng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng
Tuyệt đối không cho thêm đường dù dễ uống hơn vì chính đường sẽ khiến cho bột sắn dây giảm tác dụng, nhiệt miệng nặng hơn, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.
Vì thường được chế biến thủ công nên quá trình lọc tinh bột sắn dây có thể không lọc hết tạp chất, bột sắn dây dễ nhiễm khuẩn dễ gây ra đau bụng, tiêu chảy. Cho nên khi sử dụng cần phải nấu chín nhất là khi cho trẻ em uống.
Mỗi lần pha bột sắn dây nên dùng hết, nếu không thì cần bỏ đi phần còn thừa và làm lại phần khác để sử dụng. Không nên pha 1 lần mà dùng cả ngày.
Chỉ nên pha và uống theo lượng định mức, không nên lạm dụng quá nhiều.
Không nên dùng cho phụ nữ mang thai, nhất là khi cơ thể mệt mói, động thai vì bột sắn dây có tính lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu thêm mệt, tăng co bóp dạ con.
Không nên thay thế bột sắn hay chè bột sắn cho bữa chính trong ngày vì nó không có đủ năng lượng cho cơ thể.
Không dùng bột sắn dây cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Một số kinh nghiệm phòng ngừa nhiệt miệng
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
- Không bỏ qua chải răng 2-3 lần một ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, lưu ý chỉ chải răng trong 1-2 phút không được lâu hơn, vì sẽ làm bạn cảm thấy đau rát hơn.
- Dùng nước muối súc miệng sẽ giúp làm dịu cơn đau và khả năng sát khuẩn của muối sẽ loại bỏ được lố vàng nhầy xung quanh vết loét ngăn cho vết loét lan rộng.
- Dù có hơi đau nhức nhưng bạn không được bỏ qua dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn vi khuẩn nhé! Nếu không lượng vi khuẩn trong khoang miệng có thể gia tăng và nhiệt miệng kéo dài.
Ngoài ra, nên vệ sinh, cạo vôi răng định kỳ đều đặn tại nha khoa ít nhất 6 tháng/lần ngăn chặn vôi răng là môi trường vi khuẩn phát triển.
Chú ý chế độ ăn uống khoa học
Đầu tiên, cần uống nhiều nước mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít để cơ thể khỏe khoắn, không bị thiếu nước, không uống các loại nước nóng, lạnh, cấc loại thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê. Thay vào đó là uống nhiều nước chanh, nước dừa, nha đam,…
Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày, nhất là các loại có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, làm mát như rau má, rau dền, giá ngổ,…
Bổ sung trái cây giàu vitamin A, C như: cam, chanh, đu đủ, dâu tây,… tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các bạn cũng có thể uống viên sủi vitamin khi cơ thể mệt mỏi nhưng không nên lạm dụng.