Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ
Viêm da dị ứng luôn là nỗi lo đối với các bậc phụ huynh khi trẻ nhỏ bị mắc bệnh. Làm thế nào để nhận biết bệnh và điều trị ra sao, chúng ta hãy cùng xem nhé.
Viêm da dị ứng là gì?
Theo các bác sĩ thì bệnh viêm da dị ứng (hay chàm) là căn bệnh ngoài da ngày càng gia tăng, ảnh hưởng người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh, ở tất cả các màu da, sắc tộc. Tuy nhiên, ở trẻ em có thiên hướng mắc bệnh với 90% người bệnh phát triển bệnh viêm da dị ứng trước 5 tuổi.
Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm da dị ứng
+ Liên kết với bệnh dị ứng theo mùa hay bệnh hen suyễn:
Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng bệnh viêm da dị ứng được liên kết với một hay cả 2 bệnh dị ứng và hen. Tuy nhiên vẫn chưa có một kết luận chính thức nào của bệnh.
+ Do liên kết di truyền học:
Đây là biểu hiện nếu một hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh viêm da dị ứng, con cái của họ sẽ có nguy cơ mắc 3 bệnh trên, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp thì mối liên kết này lại không có tác dụng.
+ Do môi trường bên ngoài:
Trẻ em từ các nước phát triển, sống ở thành thị nơi có độ ô nhiễm nặng và những trẻ sống ở khí hậu lạnh thì có thể dễ phát triển bệnh Viêm da dị ứng hơn những trẻ sống ở môi trường có không khí trong sạch và không bị ô nhiễm.
+ Phụ thuộc vào giới tính:
Theo một nghiên cứu thì phụ nữ ở tuổi này thì dễ mắc bệnh hơn đàn ông.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng cũng có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người, tuy nhiên hầu hết khi bị nhiễm bệnh cũng sẽ có những biến chứng như:
Đối với trẻ nhỏ:
Được chia làm 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn cấp tính:
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.
+ Giai đoạn bán cấp:
Giờ đây, vùng thương tổn ở da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.
+ Giai đoạn mạn tính:
Đến giai đoạn này, da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị bội nhiễm thì xuất hiện thêm các mụn mủ, đau, rát, có thể loét… Vị trí thương tổn hay gặp nhất là ở má, trán, cằm. Trường hợp nặng, thương tổn lan ra tay, chân, mình. Do vậy nếu trẻ có những dấu hiệu trên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Đối với trẻ lớn:
Những thương tổn cơ bản là các sẩn màu nâu tập trung trên nền da dày, rất ngứa. Vị trí hay gặp nhất là các nếp gấp như vùng khoeo chân, khuỷu tay, cổ, nách…
Khi trẻ bị viêm da dị ứng thì nên chăm sóc cho bé như thế nào?
+ Làm sạch da cho trẻ:
Đối với trẻ khi bị bệnh, nên tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1 – 3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh.
+ Bôi chất làm ẩm:
Bởi viêm da sẽ luôn là cho da trẻ trở nên khô nóng, bởi vậy để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm.
Khi thời tiết trở nên khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ, vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn. Tuy nhiên, dù bôi thuốc gì thì các mẹ cũng nên tham khảo sự chỉ định của các bác sĩ.
+ Làm giảm ngứa cho trẻ:
Trong thời gian trẻ bị viêm da nên duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ, vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, vớ ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa.
+ Không nên dùng các hóa chất vào da của trẻ:
Cúng theo lời khuyên của các bác sĩ thì những chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn và các sản phẩm chăm sóc da phải tránh dùng. Ngoài ra nên chọn quần áo thấm mồ hôi, cho trẻ ở phòng máy lạnh để giảm ra mồ hôi. Tránh những thức ăn dị ứng. Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.